Hãy kể tên một số di sản ở vùng Duyên hải miền Trung mà em biết.
- Vận dụng kiến thức đã học và tham khảo trên mạng
- Kể tên một số di sản ở vùng Duyên hải miền Trung.
Một số di sản ở vùng Duyên hải miền Trung mà em biết là: Thành nhà Hồ, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,…
Quan sát hình 1, em hãy kể tên và xác định vị trí của một số đền tháp Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay.
- Quan sát kỹ hình 1. Lược đồ một số đền tháp Chăm-pa ở Việt Nam (SGK trang 30)
- Kể tên và xác định vị trí của một số đền tháp Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay.
- Một số đền tháp Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay: Tháp Chăm Mỹ Khánh thuộc Thừa Thiên Huế, Thánh địa Mỹ Sơn thuộc Quảng Nam,...
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy mô tả một đền tháp Chăm-pa.
- Đọc kỹ phần 2. Kiến trúc của đền tháp Chăm-pa (SGK trang 31)
- Mô tả một đền tháp Chăm-pa.
Một đền tháp Chăm được xây dựng với:
+ Gạch nung màu đỏ
+ Các tháp có kiểu dáng đa dạng, phần lớn được xây theo kiểu hình tháp với những tầng bậc thu nhỏ dần đến đỉnh
+ Tháp chính có kiến trúc thân vuông, ở giữa rộng tạo thành điện thờ
+ Tường bên ngoài được trang trí các họa tiết hoa văn hình hoa lá, động vật,...
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, em hãy kể lại một số câu chuyện về đền tháp Chăm-pa.
- Đọc kỹ phần 3. Một số câu chuyện về đền tháp Chăm-pa (SGK trang 31)
- Kể một số câu chuyện về đền tháp Chăm-pa.
- Sự tích tháp Pô Klong Ga-rai kể về một cậu bé tên là Po Ong thuở nhỏ phải đi buôn trầu kiếm sống. Ông được Voi thần chọn làm vua Chăm-pa. Ông đã cho xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi, chỉ cho dân nhiều ngành nghề để phát triển kinh tế,... khiến đời sống nhân dân hưng thịnh. Sau này tháp Pô Klong Ga-rai được xây dựng để tỏ lòng tôn kính với ông.
- Câu chuyện về tên gọi của đền tháp Bánh Ít dựa trên việc người dân địa phương quan sát hình dáng tháp giống chiếc bánh Ít (bánh đặc sản ở Bình Định, được làm bằng bột gạo, có hình như chiếc nón lá úp) nên đã lấy tên này để đặt cho tháp.
Hoàn thành bảng thông tin về đền tháp Chăm-pa còn lại đến ngày nay theo mẫu dưới đây vào vở:
STT |
Tên đền tháp |
Tỉnh/ Thành phố |
? |
? |
? |
- Vận dụng kiến thức đã học và tham khảo trên mạng
- Hoàn thành bảng thông tin về đền tháp Chăm-pa còn lại đến ngày nay.
STT |
Tên đền tháp |
Tỉnh/ Thành phố |
1 |
Tháp Mỹ Sơn |
Quảng Nam |
2 |
Tháp Mỹ Khánh |
Thừa Thiên Huế |
3 |
Tháp Khương Mỹ |
Quảng Nam |
4 |
Tháp Dương Long |
|
5 |
Tháp Cảnh Tiên |
|
6 |
Tháp Cảnh Tiên |
Bình Định |
7 |
Tháp Bánh Ít |
|
8 |
Tháp Yang Prong |
Đắk Lắk |
9 |
Tháp Nhạn |
Phú Yên |
10 |
Tháp Pô-na-ga |
Khánh Hoà |
11 |
Tháp Pô Klong Ga-rai |
|
12 |
Tháp Hoà Lai |
Ninh Thuận |
13 |
Tháp Pô Rô-mê |
|
14 |
Tháp Pô Đam |
|
15 |
Tháp Phố Hài (Pô Sa I-nư) |
Bình Thuận |
Giới thiệu về một đền tháp mà em yêu thích.
- Vận dụng kiến thức đã học và tham khảo trên mạng.
- Giới thiệu về một đền tháp mà em yêu thích.
- Em thích nhất là kiến trúc của tháp Mỹ Sơn
- Tháp thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là một trong những khu đền tháp tiêu biểu của cư dân Chăm-pa
- Kiến trúc của tháp:
+ Tháp được xây dựng với gạch nung màu đỏ
+ Phần lớn các đền tháp được xây dựng theo kiểu hình tháp với những bậc tầng thu nhỏ dần đến đỉnh, mỗi tầng hình tháp được trang trí lặp lại giống nhau
+ Không gian bên trong tháp khá chật hẹp, cánh cửa chính thường mở về hướng đông
Sưu tầm một số tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về đền tháp Chăm-pa, sau đó chia sẻ với các bạn cùng lớp.
- Vận dụng kiến thức đã học và tham khảo trên mạng
- Sưu tầm một số tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về đền tháp Chăm-pa.
- Tháp Bánh Ít ở Quy Nhơn là một quần thể tháp được xây dựng bên trên một ngọn đồi nhỏ, nơi có nhiều nhánh sông Kôn chảy qua
- Bao quanh tháp Bánh Ít là sắc xanh của đồi núi, cây cối, do vậy, tháp như một nơi bí ẩn, đứng hiên ngang giữa ngọn đồi với diện mạo hùng vĩ, in hằn dấu ấn của thời gian
- Lịch sử tháp Bánh Ít gắn liền với văn hóa thời kỳ Chăm Pa cổ đại
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK