1. Tham gia hoạt cảnh về lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình
2. Chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi xem hoạt cảnh
HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên.
1. HS tích cực tham gia hoạt cảnh về lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình
2. HS chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi xem hoạt cảnh
Qua hoạt cảnh, em rất biết ơn bố mẹ vì đã nuôi nấng, dạy dỗ em. Em sẽ học tập chăm chỉ, giúp đỡ cha mẹ, và bày tỏ lòng biết ơn đối với mọi người xung quanh.
1. Kể những việc em đã làm để thể hiện lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình.
2. Lập sơ đồ tư duy về thái độ, lời nói, việc làm để thể hiện lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình.
3. Trình bày sơ đồ tư duy trước lớp
HS liên hệ bản thân kết hợp dựa vào gợi ý trong sgk để hoàn thành bài tập trên
1. Kể những việc em đã làm để thể hiện lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình.
- Nói lời yêu thương
- Làm việc nhà
- Chúc mừng nhân dịp sinh nhật, ngày kỉ niệm;..
2. Lập sơ đồ tư duy về thái độ, lời nói, việc làm để thể hiện lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình.
1. Kể những việc em đã làm để thể hiện lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình.
- Nói lời yêu thương (Con yêu bố/mẹ/ông/bà, Em yêu chị nhiều lắm,..)
- Giúp đỡ, phụ giúp người thân làm việc nhà (đặt cơm, rửa bát, lau nhà,..)
- Chúc mừng nhân dịp sinh nhật, ngày kỉ niệm,..
- Chăm chỉ, cố gắng học tập thật giỏi
2. Lập sơ đồ tư duy về thái độ, lời nói, việc làm để thể hiện lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình.
* Thái độ: Lễ phép, hiếu thảo, yêu thương, kính trọng
* Lời nói: Luôn nói cảm ơn, biết ơn, yêu thương, lời chúc động viên,..
* Việc làm: Luôn hỗ trợ, giúp đỡ, tự giác làm các công việc nhà
Tặng quà, thiệp, hoa,.. vào các dịp đặc biệt
3. HS tự trình bày sơ đồ tư duy trước lớp
1. Thảo luận cách thể hiện lòng biết ơn bằng thái độ, lời nói, việc làm trong các tình huống sau
- Tình huống 1: Em trai của An đi học về, nhìn thấy phần cơm không có món mình thích liền nhăn nhó và vùng vằng đi kiếm đồ ăn khác. An thấy mẹ nhìn theo em trai với ánh mắt buồn. Nếu là An, em sẽ làm gì để em trai hiểu và có thái độ đúng?
- Tình huống 2: Chị luôn sẵn sàng giúp đỡ khi Hà cần. Hôm nay, Hà vô tình biết được chị đang gặp vấn đề khó khăn, chưa tìm ra cách để hoàn thành công việc. Nếu là Hà, em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm và lòng biết ơn với những gì chị đã giúp mình?
- Tình huống 3: Bà của Mai luôn tự chăm sóc bản thân, không bao giờ than thở vì ngại phiền con cháu. Sáng nay, khi đang ngồi xem ti vi, Mai thấy bà nhăn mặt, cố nén cơn đau khi đứng dậy. Nếu là Mai, em có cảm nghĩ gì và sẽ làm gì?
2. Đóng vai nhân vật trong các tình huống để thể hiện lòng biết ơn
3. Rút ra bài học từ cách xử lý các tình huống để thể hiện lòng biết ơn
HS liên hệ bản thân và tham khảo thông tin sách báo, internet để hoàn thành bài tập trên.
1. Thảo luận cách thể hiện lòng biết ơn bằng thái độ, lời nói, việc làm trong các tình huống sau
- Tình huống 1: Nếu là An, em sẽ nói chuyện và giải thích với em rằng hành động của em là không đúng. Trong khi mẹ đã vất vả chuẩn bị bữa cơm cho mọi người, em lại vùng vằng giận dỗi vì có món mình không thích, làm như vậy mẹ sẽ rất buồn. Em sẽ nhắc nhở em trai cần sửa đổi thái độ tôn trọng mẹ.
- Tình huống 2: Nếu là Hà, em sẽ nói chuyện với chị xem vấn đề chị gặp phải là gì, cần mình giúp đỡ gì không. Nếu vấn đề đấy thì mình có thể giúp đỡ được mình sẽ làm hết khả năng của bản thân
- Tình huống 3: Nếu là Mai, em sẽ rất lo lắng và ngay lập tức hỏi thăm bà. An ủi và động viên bà để bà cảm thấy vui vẻ và bớt lo lắng. Khuyên bà đi khám sức khỏe để kiểm tra tình hình sức khỏe và có biện pháp điều trị phù hợp.
2. HS tự đóng vai nhân vật trong các tình huống để thể hiện lòng biết ơn
3. Rút ra bài học từ cách xử lý các tình huống để thể hiện lòng biết ơn
Hãy thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể đối với những người xung quanh ta.
1. Chia sẻ những việc em đã làm giúp gia đình vui vẻ, hạnh phúc
2. Xây dựng tình huống và đóng vai thể hiện lòng biết ơn trong tình huống đó
3. Nêu ý nghĩa của việc thể hiện lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình
HS dựa vào gợi ý và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên.
1. Chia sẻ những việc em đã làm giúp gia đình vui vẻ, hạnh phúc
- Chủ động dọn dẹp khi thấy nhà bừa bộn;
- Vui vẻ nấu cơm phụ mẹ;
-…
2. Xây dựng tình huống và đóng vai thể hiện lòng biết ơn trong tình huống đó
- Xây dựng nội dung và phân vai
- Thể hiện thái độ, lời nói, việc làm cụ thể
3. Nêu ý nghĩa của việc thể hiện lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình
- Gần gũi, hiểu nhau hơn;
- Gắn kết tình thân trong gia đình;
-…
1. Chia sẻ những việc em đã làm giúp gia đình vui vẻ, hạnh phúc
- Tự giác, chủ động phụ giúp các công việc nhà: quét nhà, gấp quần áo, dọn dẹp nhà cửa, tưới cây,…
- Chủ động trò chuyện, tâm sự với người thân trong gia đình
- Phụ giúp mẹ nấu cơm (vo gạo, nhặt rau, bày bát đũa,..)
2. HS tự xây dựng tình huống và đóng vai thể hiện lòng biết ơn trong tình huống đó
- Xây dựng nội dung và phân vai
- Thể hiện thái độ, lời nói, việc làm cụ thể
VD: Bố mẹ em đi làm xa nhà nên em thường ở với ông bà. Ông bà là người chăm lo, nuôi dưỡng em trưởng thành. Hôm nay, trong lúc quét dọn ở sân vườn sau nhà, ông vô tình trượt chân té ngã. Vì ông ngã nên mọi việc trong nhà sẽ do một tay bà làm, em muốn phụ giúp bà để bà đỡ vất vả. Em sẽ phụ giúp bà tất cả các công việc nhà như dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, quét dọn vườn,..
HS tự phân vai, đưa ra những thái độ, lời nói, việc làm cụ thể để thể hiện lòng biết ơn
3. Nêu ý nghĩa của việc thể hiện lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình
- Gắn bó, liên kết các thành viên trong gia đình với nhau
- Quan tâm, chia sẻ, gần gũi, hiểu nhau hơn
Chuẩn bị nội dung để tham gia tọa đàm “Trách nhiệm của em trong gia đình”
HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên.
HS tự chuẩn bị nội dung để tham gia tọa đàm “Trách nhiệm của em trong gia đình”
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK