Nói 2 – 3 câu giới thiệu về một nhân vật có ý chí, nghị lực mà em biết.
Em dựa vào kiến thức của bản thân về một nhân vật có ý chí nghị lực và giới thiệu:
Gợi ý:
- Nhân vật có ý chí, nghị lực đó là ai?
- Ý chí, nghị lực đó được thể hiện như thế nào?
Một tấm gương sáng ngời về ý chí, nghị lực vươn lên hoàn cảnh khó khăn mà em biết là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Thuở nhỏ, cậu bé Ký bị liệt cả hai tay. Tàn nhưng không phế, cậu học cách viết chữ bằng chân. Đã biết bao lần đôi chân ấy bị tê dại đi vì cầm bút, bị vọp bẻ, bao nhiêu trang viết đã hỏng, bao nhiêu tờ giấy trắng đã bê bết mực, bao nhiêu lần bật khóc tức tưởi vì không thể viết một cách bình thường. Nhưng nghị lực đã khiến cậu bé quyết tâm vượt lên số phận, kiên cường luyện tập. Cậu bé ấy giờ đây đã trở thành nhà giáo ưu tú, hai lần nhận Huân chương Lao động Hồ Chí Minh.
Những con hạc giấy
Ngày 16 tháng 7 năm 1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.
Hai quả bom lần lượt ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tính đến cuối năm 1945, tổng số người chết vì hai quả bom và bị nhiễm phóng xạ nguyên tử đã lên đến nửa triệu.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, từ một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị bệnh máu trắng,
Nằm trong bệnh viện nhằm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ nén đau, miệt mài gấp hạc. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật đã tới tắp gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-kô. Nhưng Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi, mặc dù em đã gấp được hơn một nghìn con hạc giấy.
Xúc động trước cái chết của Xa-đa-kô, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyền góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Năm 1958, Tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn được gọi là tháp Sen-ba-zu-ru (“Ngàn cánh hạc”), được dựng lên ở Công viên Hoà bình của thành phố. Trên đỉnh đài tưởng niệm cao chín mét là tượng một bé gái – mô phỏng hình ảnh Xa-đa-kô – giơ cao hai tay nâng một con hạc lớn đang dang cánh bay. Dưới tượng đài khắc những lời tha thiết:
Chúng em kêu gọi
Chúng em nguyện cầu:
Hoà bình cho thế giới!
Theo Những mẫu chuyện lịch sử thế giới
• Phóng xạ nguyên tử: loại chất sinh ra khi bom nguyên tử nổ, rất có hại cho sức khoẻ.
• Bệnh máu trắng: một dạng bệnh ung thư máu.
• Truyền thuyết: loại truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử nhưng mang nhiều yếu tố thần kì.
Giới thiệu về cô ba Xa-xa-ki Xa-đa-kô:
- Trước khi bị nhiễm phóng xạ.
- Sau 10 năm nhiễm phóng xạ.
Em đọc đoạn văn thứ ba trong bài đọc để tìm câu trả lời.
- Trước khi bị nhiễm phóng xạ, Xa-xa-ki Xa-đa-kô là một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn.
- Sau 10 năm nhiễm phóng xạ, sức khoẻ của em giảm sút, phải nằm viện để chữa trị bệnh máu trắng.
Tìm những từ ngữ và hình ảnh cho thấy Xa-đa-kô bình tĩnh và hi vọng mình sẽ khỏi bệnh.
Em đọc đoạn văn thứ 4 của bài đọc để tìm câu trả lời.
Từ ngữ và hình ảnh cho thấy Xa-đa-kô bình tĩnh và hi vọng mình sẽ khỏi bệnh là "nén đau, miệt mài gấp hạc” và "cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng”.
Trẻ em Nhật Bản và học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã làm những việc gì khi biết chuyện về Xa-đa-kô? Em có nhận xét gì về những việc làm đó?
- Sau khi Xa-đa-kô mất đi.
- Khi Xa-đa-kô nằm viện.
Em đọc đoạn văn thứ 4 và thứ 5 của bài đọc để tìm câu trả lời.
- Khi Xa-đa-kô nằm viện: Trẻ em Nhật Bản đã gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-kô khi biết chuyện về em.
- Sau khi Xa-đa-kô mất đi: Học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây tượng đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.
=> Đây là những hành động ý nghĩa và biểu hiện tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái của cộng đồng.
Tóm tắt câu chuyện bằng 4 – 5 câu.
Em đọc kĩ bài đọc, suy nghĩ và tóm tắt câu chuyện.
Cô bé Xa-đa-kô, sau khi bị nhiễm phóng xạ, hy vọng sẽ khỏi bệnh bằng cách gấp hạc giấy. Mặc dù nhận được sự quan tâm và sự chia sẻ từ trẻ em Nhật Bản và học sinh thành phố Hi-rô-si-ma, Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi. Tuy nhiên, tưởng niệm về Xa-đa-kô đã được thể hiện qua việc xây dựng Tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn được gọi là tháp Sen-ba-zu-ru, tại Công viên Hoà bình của thành phố Hi-rô-si-ma.
Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi đọc dòng chữ khắc dưới chân tượng đài.
Em đọc dòng chữ khắc dưới chân tượng đài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Đọc dòng chữ khắc dưới chân tượng đài, em cảm thấy rất xúc động và biết ơn về lòng nhân ái và hy vọng vào hoà bình của con người. Lời kêu gọi và nguyện cầu "Hoà bình cho thế giới!” là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về tầm quan trọng của hòa bình và lòng hiếu khách giữa các dân tộc.
Gấp hạc giấy và viết lên hạc giấy một điều ước hoặc thông điệp về thế giới hoà bình, hạnh phúc.
Em tiến hành gấp hạc giấy và viết lên hạc giấy một điều ước hoặc thông điệp về thế giới hoà bình, hạnh phúc.
Em tiến hành gấp hạc giấy và viết lên hạc giấy một điều ước hoặc thông điệp về thế giới hoà bình, hạnh phúc.
Ví dụ:
- Điều ước: Em ước cho thế giới được sống trong hòa bình, nơi mà mọi người đều được tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Mong rằng mọi người trên thế giới có thể cùng nhau xây dựng một môi trường hòa bình để ai cũng được phát triển và hạnh phúc.
- Thông điệp: Hãy lan tỏa tình yêu thương và hiểu biết đến mọi người xung quanh. Hãy hòa nhập với nhau và giữ vững lòng tin vào sức mạnh của hòa bình. Mỗi bước chân nhỏ của chúng ta đều có thể đóng góp vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, nơi mà mọi người có thể cùng nhau sống hạnh phúc và bình yên.
Chia sẻ với bạn về thông điệp đã viết.
Em chia sẻ với bạn về thông điệp đã viết.
Em chia sẻ với bạn về thông điệp đã viết.
Ví dụ:
- Điều ước: Em ước cho thế giới được sống trong hòa bình, nơi mà mọi người đều được tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Mong rằng mọi người trên thế giới có thể cùng nhau xây dựng một môi trường hòa bình để ai cũng được phát triển và hạnh phúc.
- Thông điệp: Hãy lan tỏa tình yêu thương và hiểu biết đến mọi người xung quanh. Hãy hòa nhập với nhau và giữ vững lòng tin vào sức mạnh của hòa bình. Mỗi bước chân nhỏ của chúng ta đều có thể đóng góp vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, nơi mà mọi người có thể cùng nhau sống hạnh phúc và bình yên.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK