Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng tạo Tuần 10. Chung sống yêu thương Bài 2: Bài văn kể chuyện sáng tạo trang 90 Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng tạo tập 1: Lưỡi rìu này là của con phải không?...

Bài 2: Bài văn kể chuyện sáng tạo trang 90 Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng tạo tập 1: Lưỡi rìu này là của con phải không?...

Giải chi tiết bài 2: Bài văn kể chuyện sáng tạo trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo Bài 2: Bài văn kể chuyện sáng tạo. Đọc và xác định các phần mở đầu, diễn biến, kết thúc của truyện sau dựa vào gợi ý...Lưỡi rìu này là của con phải không?

Câu hỏi:

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 90

Đọc và xác định các phần mở đầu, diễn biến, kết thúc của truyện sau dựa vào gợi ý:

Ba lưỡi rìu

Ngày xưa có một anh tiều phu rất nghèo. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt.

Sáng ấy, như thường lệ, anh vác rìu vào rừng kiếm củi. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, lưỡi rìu văng xuống sông. Anh tiểu phu buồn rầu: “Ta chỉ có một chiếc rìu để kiếm sống, giờ đã mất. Ta biết sống sao đây!”. Nghe lời than của anh tiều phu, tiên ông biến thành một cụ già, hiện lên an ủi:

– Con đừng buồn! Ta sẽ giúp con.

Nói rồi, cụ già lặn xuống sông. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc. Cụ già hỏi:

– Lưỡi rìu này là của con phải không?

– Thưa cụ, lưỡi rìu này không phải của con.

Cụ già lại lặn xuống sông. Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng và hỏi:

– Chắc lưỡi rìu này là của con?

– Thưa cụ, lưỡi rìu này cũng không phải của con.

Cụ già lại lặn xuống sông lần nữa. Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu, anh mừng rỡ:

– Đây đúng là lưỡi rìu của con!

Cụ già từ tốn:

– Con là người trung thực! Vì thế phần thưởng của con là cả ba lưỡi rìu này.

Nói xong, cụ già biến mất. Từ đó, anh tiều phu sống sung túc.

image

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ câu truyện để xác định phần mở đầu, diễn biến và kết thúc dựa vào gợi ý.

Lời giải chi tiết :

Mở đầu: Giới thiệu anh tiều phu.

Diễn biến:

- Sự việc 1: Rìu của anh tiều phu bị gãy, lưỡi rìu văng xuống sông.

- Sự việc 2: Tiên ông hiện lên và giúp anh tiều phu.

- Sự việc 3: Tiên ông vớt lên một cây rìu bằng bạc. Anh tiều phu từ chối.

- Sự việc 4: Tiên ông vớt lên một cây rìu bằng vàng. Anh tiều phu từ chối.

- Sự việc 5: Tiên ông vớt lên một cây rìu bằng sắt. Anh tiều phu mừng rỡ nhận rìu. Tiên ông tặng cho anh cả ba lưỡi rìu.

Kết thúc: Từ đó, anh tiều phu sống sung túc.


Câu hỏi:

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 90

Đọc đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu” của bạn Hạnh Nguyên và thực hiện yêu cầu:

Cụ già lại lặn xuống sông lần thứ ba. Một lát sau, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu cũ kĩ, anh mừng rỡ, reo lên:

– Thưa cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con!

Nhìn anh tiều phụ, cụ già thầm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!”. Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng:

– Con là người trung thực! Vì thế, ta thưởng cho con cả ba lưỡi rìu này. Anh tiểu phu cúi xuống, đưa hai tay đón lấy ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông. Lúc anh ngẩng lên, cụ già đã biến mất.

Hạnh Nguyễn

a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể sự việc nào?

b. Tìm những chi tiết bạn Hạnh Nguyên đã viết thêm vào khi kể sự việc đó.

- Tả đặc điểm của người, vật.

- Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.

- ?

c. Cùng bạn trao đổi:

– Những chi tiết viết thêm có tác dụng gì?

– Những chi tiết đó có làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện hay không?

Hướng dẫn giải :

a. Em đọc kĩ hai câu văn đầu tiên của đoạn văn để tìm câu trả lời.

“Cụ già lại lặn xuống sông lần thứ ba. Một lát sau, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt.”

b. Em đọc kĩ đoạn văn và so sánh với câu chuyện ban đầu để tìm ra các chi tiết mà bạn Hạnh Nguyên đã viết thêm vào.

c. Em suy nghĩ và trao đổi với bạn.

Lời giải chi tiết :

a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể sự việc 5.

b.

- Tả đặc điểm của người, vật: lưỡi rìu cũ kĩ.

- Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật:

+ Thưa cụ

+ Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng.

+ Nhìn anh tiều phụ, cụ già thầm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!”.

+ Anh tiểu phu cúi xuống, đưa hai tay đón lấy ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông. Lúc anh ngẩng lên, cụ già đã biến mất.

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện: reo lên

c.

– Những chi tiết viết thêm có tác dụng giúp câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn.

– Những chi tiết không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.


Câu hỏi:

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 90

Cùng bạn trao đổi:

a. Nếu viết đoạn văn kể một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu”, em sẽ chọn kể sự việc nào?

b. Khi kể sự việc đó, em sẽ thêm vào những chi tiết nào để đoạn văn sinh động, hấp dẫn hơn?

Hướng dẫn giải :

Em trao đổi với bạn suy nghĩ của mình.

Lời giải chi tiết :

Em trao đổi với bạn suy nghĩ của mình.

Ví dụ:

a. Em chọn sự việc 2: Tiên ông hiện lên và giúp anh tiều phu.

b. Em sẽ thêm vào những chi tiết, lời nói, hành động của anh tiều phu khi tiên ông nói sẽ giúp anh.


Câu hỏi:

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 90

Đóng vai, nói và đáp lời cảm ơn một người lao động ở trường.

- Bác bảo vệ

- Cô lao công

- ?

Hướng dẫn giải :

Em đóng vai, nói và đáp lời cảm ơn một người lao động ở trường.

Gợi ý: Em cảm ơn vì điều gì?

Lời giải chi tiết :

- Con cảm ơn bác đã quét dọn sân trường sạch sẽ ạ!

- Con thật ngoan!

Dụng cụ học tập

Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK