Trả lời câu hỏi 1 trang 13
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Phong cảnh quê Bác
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.
Giữa khung cảnh “non xanh nước biếc”, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh, duyên dáng, những mái trường, mái nhà tươi rói bên cạnh những rặng tre non.
Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.
Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.
Theo Hoài Thanh, Thanh Tịnh
a. Bài văn tả phong cảnh ở đâu?
b. Xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.
c. Tác giả tả cảnh theo trình tự nào?
a. Em đọc kĩ câu văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.
b. Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
c. Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3 trong bài đọc để tìm câu trả lời.
a. Bài văn tả phong cảnh quê Bác.
b.
- Mở bài:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.
- Thân bài: Từ “Giữa khung cảnh “non xanh nước biếc”, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh, duyên dáng, những mái trường, mái nhà tươi rói bên cạnh những rặng tre non.” Đến “Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.”
- Kết bài:
Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.
c. Bác tả cảnh theo trình tự không gian.
- Bên trái
- Bên phải
- Trước mặt
- Nhìn xuống
Trả lời câu hỏi 2 trang 13
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Theo Thuỵ Chương
a. Tác giả tả cảnh biển Cửa Tùng theo trình tự nào?
b. Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả cảnh biển Cửa Tùng không? Vì sao?
a. Em câu văn đầu tiên để tìm câu trả lời: “Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.”
b. Em đọc bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
a. Tác giả tả cảnh biển Cửa Tùng theo trình tự thời gian.
b. Trình tự miêu tả ấy phù hợp để tả cảnh biển Cửa Tùng. Vì ở mỗi thời điểm, một thời gian trong ngày, biển Cửa Tùng lại thay đổi một vẻ đẹp khác nhau.
Trả lời câu hỏi 1 trang 14
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Rừng cọ quê tôi
Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loá nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đầu.
Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.
Quê tôi có câu hát:
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
Theo Nguyễn Thái Vận
a. Tìm mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.
b. Xác định nội dung của mỗi đoạn văn ở phần thân bài.
Em đọc kĩ bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lưu ý:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh.
2. Thân bài: Tả đặc điểm nổi bật của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3. Kết bài: Nếu nhận xét, tình cảm, cảm xúc,... về cảnh hoặc liên hệ thực tế.
a.
- Mở bài: Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
- Thân bài:
Từ “Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên.” Đến “Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.”
- Kết bài:
Quê tôi có câu hát:
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
b. Xác định nội dung của mỗi đoạn văn ở phần thân bài.
- Đoạn 1: Tả đặc điểm của cây cọ.
- Đoạn 2: Vị trí, vai trò của cây cọ đối với quê hương.
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 14
Ghi lại 1 – 2 hình ảnh em thích trong bài “Chiều dưới chân núi” và lí do em thích mỗi hình ảnh đó.
Em dựa vào bài đọc Chiều dưới chân núi, ghi lại hình ảnh em thích và lí do.
Hình ảnh em thích nhất trong bài “Chiều dưới chân núi” là chiều tà, trong ánh hoàng hôn, ba mẹ con tựa vào nhau ngắm côn trùng đang tìm đường về. Vì hình ảnh này gợi cho em sự bình yên.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK