TẬP LÀM VĂN
Cuối tuần, ba cho tôi về quê để tôi tìm được nhiều ý cho bài văn "Tả cây hoa nhà em”. Ngồi đò dọc ba mươi cây số, tôi đã viết mở bài thế này:
Chiều thứ Bảy về quê, tôi gặp lại cây hoa hồng mà ngoại đã trồng ở mảnh vườn trước cửa.
Nhưng về tới quê thì trời sập tối. Bụi hồng, bụi dạ lí, bụi mẫu đơn trông không khác gì nhau nên tôi đành để dở dang bài văn.
Hôm sau, trời còn mù sương, tôi đã có mặt ngoài vườn. Gió xào xạc trên tàu dừa. Cây hoa hồng bỗng giật mình, rung rinh, những giọt sương từ mặt lá rơi xuống. Ý văn cũng như sương là chã:
Thân cây hoa to bằng ngón tay cái. Cành hoa nhỏ như ngón tay út, xoè ra nhiều lá hình trái tim viền răng cưa. Sương như những hòn bi ve tí xíu tụt từ lá xanh xuống bông đỏ, đi tìm mùi thơm ngào ngạt núp đâu giữa những cánh hoa ...
Tới đây thì bí quá! Tôi định chạy lại bậc thềm để đọc câu hỏi gợi ý trong sách, chẳng may đánh rơi cuốn vở dưới gốc cây hồng. Cúi xuống nhặt vở thì tay tôi bị gai cào một vết. Hoá ra cây hoa hồng còn có gai. Quên xuýt xoa, tôi nghĩ tiếp về bài văn của mình:
Hồng không phải mít mà cũng có gai. Gai hồng không nhể được ốc luộc như gai bưởi. Gai hồng giữ cho bông hồng thả sức đẹp…
Tới đây có thể kết luận được rồi. Tôi đọc gợi ý cuối cùng trong sách: “Em đã chăm sóc, bảo vệ cây hoa đó như thế nào?”. Khó ghê! Ông bà trồng và chăm sóc đấy chứ! Nhưng vẫn còn kịp. Tôi vào bếp lấy cái bình, múc nước rồi hăm hở bước theo ý văn của mình và té cái “oạch” trước khi viết đoạn kết:
Từ tay tôi, cái bình tưới như chú voi con dễ thương đung đưa vòi, rắc lên cây hoa hồng một cơn mưa rào nhỏ.
(Theo Trần Quốc Toàn)
Từ ngữ
- Xào xạc: từ mô phỏng tiếng như tiếng lá cây lay động va chạm nhẹ vào nhau.
- Lã chã (nước mắt, mồ hôi): nhỏ xuống thành giọt, nối tiếp nhau không dứt.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK