1. Tham gia biểu diễn hoặc quan sát và trả lời câu hỏi về vở diễn phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
2. Chia sẻ cảm nghĩ khi xem tiểu phẩm.
HS thực hiện tiểu phẩm theo sự chuẩn bị của nhóm/ lớp và nêu cảm nhận của bản thân.
Sau khi xem xong tiểu phẩm, em thấy xâm hại tinh thần đang hàng ngày diễn ra dưới nhiều mức độ và hình thức như la mắng, xúc phạm, đe dọa, so sánh hay thậm chí là không quan tâm hay bỏ mặc trẻ. Xâm hại tinh thần cũng rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.
1. Thảo luận để chỉ ra các hành vi khiến trẻ em bị xâm hại tinh thần.
A. Chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự trẻ em.
B. Cho trẻ em đi học và ăn uống đầy đủ.
C. Quát tháo, đe doạ trẻ em.
D. Bỏ rơi, sao nhãng trẻ em.
E. Mua bán, bắt cóc trẻ em.
F. Chăm sóc khi trẻ em bị ốm.
G. Chê bai, chế giễu, bêu xấu ngoại hình trẻ em
2. Chia sẻ về trường hợp trẻ em bị xâm hại tinh thần mà em biết.
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
1. Các hành vi A, C, D, E, G khiến trẻ em bị xâm hại tinh thần
2. Hàng xóm nhà em chửi mắng con cái.
1. Thảo luận về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
2. Báo cáo kết quả trước lớp.
3. Ghi lại cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần phù hợp với bản thân.
Tìm hiểu thông tin trên internet, sách, báo,… và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần:
- Luôn chia sẻ câu chuyện của mình với bạn bè, thầy cô.
- Bày tỏ mong muốn với bố, mẹ, anh, chị, em và người thân trong gia đình về một cuộc sống không bị bạo lực tinh thần
- Thể hiện mong muốn được yêu thương, được nói chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ.
- Đề nghị anh, chị em, bố, mẹ, người thân trong gia đình sử dụng mức âm lượng vừa phải khi nói chuyện, trao đổi với nhau.
- Kiểm soát được cảm xúc của bản thân, tránh để mình bị rơi vào những cảm xúc tiêu cực, hoặc tình trạng sống quá khép kín hay tăng động.
- Thẳng thắn chia sẻ với người thân trong gia đình về cảm xúc của mình khi người lớn gây áp lực hoặc quá kỳ vọng đối với mình.
- Ghi lại nhật ký để giải toả tâm trạng của bản thân.
1. Chia sẻ những trải nghiệm của cá nhân về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
2. Xây dựng tình huống và thảo luận cách ứng phó trong các trường hợp:
- bị bỏ rơi, ít được quan tâm
- bị đe dọa
- bị chửi mắng
3. Thực hành thể hiện cách ứng phó đối với các tình huống đã xây dựng.
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi. Sử dụng internet, sách, báo,…để tra cứu thêm thông tin.
1. Cách bản thân phòng tránh bị xâm hại tinh thần:
- Luôn chia sẻ câu chuyện của mình với bạn bè, thầy cô.
- Bày tỏ mong muốn với bố, mẹ, anh, chị, em và người thân trong gia đình về một cuộc sống không bị bạo lực tinh thần
- Thể hiện mong muốn được yêu thương, được nói chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ.
- Kiểm soát được cảm xúc của bản thân, tránh để mình bị rơi vào những cảm xúc tiêu cực, hoặc tình trạng sống quá khép kín hay tăng động.
- Thẳng thắn chia sẻ với người thân trong gia đình về cảm xúc của mình khi người lớn gây áp lực hoặc quá kỳ vọng đối với mình.
- Ghi nhật ký để giải tỏa tâm trạng
2. - Trường hợp 1: bị bỏ rơi, ít được quan tâm
Tình huống: bố mẹ mải mê đi làm kiếm tiền, không quan tâm đến con
Cách ứng phó: Bày tỏ mong muốn với bố, mẹ rằng mình cần được quan tâm hơn, cần sự chăm sóc và yêu thương từ bố mẹ
- Trường hợp 2: bị đe dọa
Tình huống: bị anh chị lớp trên đe dọa đánh đập
Cách ứng phó: báo cáo với thầy cô để thầy cô có thể giải quyết
- Trường hợp 3: bị chửi mắng
Tình huống: bị mẹ chửi mắng vì đạt điểm thấp
Cách ứng phó: Thẳng thắn chia sẻ với mẹ về cảm xúc của mình khi bị gây áp lực hoặc quá kỳ vọng đối với mình.
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK