CÔNG CHÚA VÀ NGƯỜI DẪN CHUYỆN
Sau bữa ăn trưa, cô giáo thông báo Giét-xi được chọn đóng vai công chúa trong vở kịch sắp tới. Cảm nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bė, Giét-xi vui lắm.
Về nhà, Giét-xi hào hứng kể cho mẹ nghe. Cả tuần ấy, tối nào mẹ cũng tập lời thoại cùng Giét-xi. Giét-xi siêng năng luyện tập và nhớ lời thoại rất nhanh. Nhưng khi lên sân khấu diễn thử, mọi lời thoại trong đầu Giét-xi đều bay đi đâu hết. Cuối cùng, cô giáo đành nói:
- Giét-xi à, cô đã bổ sung vai dẫn chuyện cho vở kịch. Cô nghĩ vai đó hợp với em hơn. Em có đồng ý đổi vai không?
Lời cô rất dịu dàng nhưng Giét-xi thấy buồn lắm. Sao không buồn khi phải nhường vai chính cho bạn!
Thấy Giét-xi buồn, mẹ thủ thỉ:
- Hôm nay, mẹ con mình cùng nhau nhổ cỏ vườn nhà nhé.
Khu vườn vào xuân, những cây hồng leo khoác tấm áo xanh mới.
– Mẹ con mình sẽ nhổ hết cỏ và hoa dại ở đây. Từ giờ, vườn nhà ta chỉ có hoa hồng thôi. – Vừa nói, mẹ vừa chạm tay vào khóm bồ công anh.
– Đừng, mẹ! Con thích hoa bồ công anh. Loài hoa nào cũng đẹp, kể cả bồ công anh. – Giét-xi nói.
Mẹ mỉm cười:
– Đúng rồi, mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng con ạ. Con người cũng vậy. Không phải ai cũng thành công chúa, nhưng điều đó không có gì đáng xấu hổ.
Giét-xi đoán mẹ đã biết chuyện thay vai diễn của mình. Mẹ dịu dàng nói:
– Con gái bé nhỏ của mẹ, con có giọng đọc truyền cảm, rất hợp với vai người dẫn chuyện. Nếu thiếu người dẫn chuyện, vở kịch cũng khó mà thành công được con ạ.
(Du-nan biên soạn, Hòa Vân dịch)
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK