Trang chủ Lớp 3 VBT Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo Tuần 16 - 17: Mái ấm gia đình Bài 3: Như có ai đi vắng VBT Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo tập 1: Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về gia...

Bài 3: Như có ai đi vắng VBT Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo tập 1: Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về gia...

Lời giải bài tập, câu hỏi Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Bài 3: Như có ai đi vắng VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về gia đình. Nghe- viết: Vườn trưa (SGK, tr. 128). Điền vần êch hoặc vần uêch vào chỗ trống và thêm dấu thanh (nếu cần)...

Câu hỏi:

Câu 1

Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về gia đình.

image

Hướng dẫn giải :

Em tìm hiểu kĩ một bài văn về gia đình để điền vào Phiếu đọc sách cho phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Tên bài đọc: Cô chủ nhà tí hon

Tác giả: Thu Hằng

Chỉ hoạt động: chơi, nấu, chạy, nếm, nheo mắt, cười, nói, ăn, nhìn, lấy, đưa, mang,

Chỉ tình cảm: âu yếm, thú vị, khích lệ

Hình ảnh đẹp: nhờ sự động viên và chỉ dạy của ông ngoại mà cô bé Vân đã từng bước cố gắng để trở thành một cô chủ nhà tí hon.


Câu hỏi:

Câu 2

Nghe - viết: Vườn trưa (SGK, tr.128).

Lời giải chi tiết :

Em lắng nghe và viết bài vào vở.

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng

- Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…

- Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.

- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.


Câu hỏi:

Câu 3

Điền vần êch hoặc vần uêch vào chỗ trống và thêm dấu thanh (nếu cần):

image

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ sau đó điền vần và dấu thanh vào chỗ trống cho phù hợp.

Lời giải chi tiết :

nghuệch ngoạc

trống huếch

bạc phếch

rỗng tuếch

chênh chếch

trắng bch


Câu hỏi:

Câu 4

Điền vào chỗ trống:

a. Chữ ch hoặc tr:

Chị tre ....ải tóc bên sông

Nàng mây áo....ắng ghé vào soi gương

Bác nồi đồng hát bùng boong

Bà ....ổi loẹt quẹt lom khom ....ong nhà

Trần Đăng Khoa

b. Vần ac hoặc atvà thêm dấu thanh (nếu cần)

Ve ngân khúc nh....

Gió h.... lao xao

Lũy tre x.... xào

Đồng quê bát ng....

Gia Hân

Hướng dẫn giải :

Em chú ý điền ch hoặc tr vào từng chỗ trống cho đúng chính tả.

Em điền vần achoặc âtvào từng chỗ trống để tạo thành từ có nghĩa phù hợp với nghĩa của câu.

Lời giải chi tiết :

a.

Chị trechải tóc bên sông

Nàng mây áotrắng ghé vào soi gương

Bác nồi đồng hát bùng boong

chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà

Trần Đăng Khoa

b.

Ve ngân khúc nhạc

Gió hát lao xao

Lũy tre xạc xào

Đồng quê bát ngát

Gia Hân


Câu hỏi:

Câu 5

Viết những cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau trong đoạn văn sau:

Giá sách được bài trí so le: ngăn cao, ngăn thấp, ngăn rộng, ngăn hẹp. Những cuốn sách dày, mỏng đứng cạnh nhau. Trên cùng là hai bức tranh một lớn, một bé. Nhưng tất cả đều hài hoà, gọn gàng, đẹp mắt.

Phúc Quảng

M: cao - thấp

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ và tìm các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau cho phù hợp.

Lời giải chi tiết :

cao - thấp

rộng - hẹp

dày - mỏng

lớn - bé


Câu hỏi:

Câu 6

Viết từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ ngữ sau:

image

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ và tìm những từ có nghĩa trái ngược với các từ trên cho phù hợp.

Lời giải chi tiết :

tròn - méo

lớn - bé

nóng - lạnh

cao - thấp

tươi - héo

chín - xanh


Câu hỏi:

Câu 7

Sử dụng 2 - 3 cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau ở bài tập 6 để viết câu nói về đặc điểm khác nhau:

a. Giữa các đồ dùng trong nhà

M: Cốc uống nước thì lớn còn cốc uống trà thì bé.

b. Giữa các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên

M: Cây dừa thì cao còn cây chanh thì thấp.

Hướng dẫn giải :

Em sử dụng các cặp từ trái nghĩa ở bài tập số 6 để đặt câu nói về đặc điểm khác nhau cho phù hợp.

Lời giải chi tiết :

a. Giữa các đồ dùng trong nhà

Ghế của anh thì cao còn của em thì thấp.

Bát của bố thì lớn, bát của con thì bé.

b. Giữa các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.

Mùa hè thì nóng, mùa đông thì lạnh.

Quả xoài chín thơm lừng còn quả cam còn xanh chưa hái được.

Dụng cụ học tập

Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK