Trang chủ Lớp 3 VBT Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo Tuần 7 - 8: Em là đội viên Bài 3: Ngày em vào Đội VBT Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo tập 1: Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về thiếu...

Bài 3: Ngày em vào Đội VBT Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo tập 1: Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về thiếu...

Gợi ý giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Bài 3: Ngày em vào Đội VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về thiếu nhi. Nghe- viết: Ngày em vào Đội (từ Này em, mở cửa ra. . . đến hết)...

Câu hỏi:

Câu 1

Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về thiếu nhi.

image

Hướng dẫn giải :

Em tìm hiểu kĩ một bài văn về thiếu nhi để điền vào Phiếu đọc sách cho phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Tên bài văn: Bài học về chữ tín

Tên tác giả: Sưu tầm

Hình ảnh đẹp: Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Hình ảnh thật đẹp cho thấy tình yêu thương của Bác dành cho cô bé ấy đồng thời nhấn mạnh chúng ta phải giữ chữ “tín”.


Câu hỏi:

Câu 2

Nghe- viết: Ngày em vào Đội (từ Này em, mở cửa ra...đến hết).

Lời giải chi tiết :

Em lắng nghe và viết bài vào vở.

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng

- Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…

- Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.

- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.


Câu hỏi:

Câu 3

Viết lại cho đúng các tên riêng có trong câu ca dao sau:

Tiếng lành bình định tốt nhà,

Phú yên tốt lúa, khánh Hòa tốt trâu.

Ca dao

Hướng dẫn giải :

Các tên riêng in nghiêng đang bị viết sai chính tả vì không viết hoa chữ cái đầu.

Lời giải chi tiết :

Tiếng lành Bình Định tốt nhà,

Phú Yên tốt lúa, Khánh Hoà tốt trâu.


Câu hỏi:

Câu 4

Điền vào chỗ trống:

a. Chữ ch hoặc chữ tr

Nắng.....ưa giữa lớp .....ời xanh

.....im non học .....ữ trên cành líu lo

Lúc kể.....uyện, lúc ngâm thơ

.....ong veo đôi mắt nhìn tờ lá non

Theo Trần Quốc Toàn

b. Vần anhoặc vần ang và thêm dấu thanh (nếu cần)

B..... mai thức giấc rộn r.....

L..... gió như cũng ngỡ ng..... reo ca

Tiếng trống v..... gọi gần xa

Chào năm học mới ch..... hoà yêu thương!

Theo Lê Hoà Long

Hướng dẫn giải :

Em chú ý điền ch hoặc tr vào từng chỗ trống cho đúng chính tả.

Em điền vần an hoặc ang vào từng chỗ trống để tạo thành từ có nghĩa phù hợp với nghĩa của câu.

Lời giải chi tiết :

a.

Nắngtrưa giữa lớp trời xanh

Chim non học chữ trên cành líu lo

Lúc kểchuyện, lúc ngâm thơ

Trong veo đôi mắt nhìn tờ lá non

Theo Trần Quốc Toàn

b.

Ban mai thức giấc rộn ràng

Làn gió như cũng ngỡ ngàng reo ca

Tiếng trống vang gọi gần xa

Chào năm học mới chan hoà yêu thương!

Theo Lê Hoà Long


Câu hỏi:

Câu 5

Tìm hình ảnh so sánh và từ ngữ dùng để so sánh trong các đoạn thơ, đoạn văn sau:

a. Trẻ em như búp trên cành.

Hồ Chí Minh

b. Những đêm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi.

Nhược Thuỷ

c. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

Vũ Tú Nam

Hướng dẫn giải :

Em đọc lại các câu trên và tìm những hình ảnh so sánh có trong các câu thơ. Gợi ý: hình ảnh so sánh là hình ảnh đối chiếu hai sự vật với nhau và có từ so sánh: như, là, giống,…

Lời giải chi tiết :

Sự vật 1

Từ ngữ dùng để so sánh

Sự vật 2

trẻ em

như

búp trên cành

trăng khuyết

giống

con thuyền trôi

cây gạo

như

tháp đèn khổng lồ

bông hoa

ngọn lửa hồng tươi

búp nõn

ánh nến trong xanh


Câu hỏi:

Câu 6

Tìm từ ngữ có thể thay thế cho mỗi từ ngữ so sánh vừa tìm được ở bài tập 5.

Hướng dẫn giải :

Em hãy tìm các từ ngữ khác có thể thay thế cho từ như, là, giống mà từ đó vẫn mang nghĩa so sánh.

Lời giải chi tiết :

Các từ đó là: như là, y như, giống như, tựa như, chẳng bằng, hơn.


Câu hỏi:

Câu 7

Viết câu có hình ảnh so sánh dựa vào gợi ý:

imageimage

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ và dùng các từ so sánh để đặt câu so sánh hai hình ảnh tương đồng đã cho.

Lời giải chi tiết :

a. Vầng trăng khuyết giống như một cánh diều trắng bay lượn trên bầu trời.

b. Chiếc lá trầu bà như là một hình trái tim.

Dụng cụ học tập

Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK