Nội dung
Suy nghĩ, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại buổi đầu đi học. |
Phần I
Nói về ngày đầu tiên em đi học theo gợi ý:
|
Em hãy nhớ về ngày đầu tiên mình đi học và nói với bạn theo gợi ý sau:
Ngày đầu đi học, cảnh vật xung quanh em như thế nào?
Hôm ấy, em thấy mọi người làm gì, cảm xúc của mọi người ra sao??
Em cảm thấy như thế nào trong ngày đầu tiên đi học ấy?
Bài tham khảo 1:
Ngày đầu tiên đi học, bố chở tớ đi trên con đường quen thuộc. Đó là một ngày trời mùa thu mát mẻ, gió thu khẽ lùa những chiếc lá vàng rơi. Tớ thấy các bạn học sinh mặc áo đồng phục trắng đứng bên cạnh bố mẹ. Khung cảnh nhộn nhịp và rộn rã. Trong lòng tớ rất háo hức nhưng cũng vô cùng hồi hộp.
Bài tham khảo 2:
Tớ được mẹ đưa tới trường trong ngày đầu tiên đi học. Hôm ấy, cảnh vật xung quanh tớ trông thật lạ, mọi vật như đang mang lên mình màu sắc mới. Trong lòng tớ là cảm giác nôn nao khó tả. Tớ nắm lấy tay mẹ và nhìn quanh sân trường, ai nấy cũng đều bỡ ngỡ trong ngày đầu tiên đi học của mình.
Phần II
Bài đọc:
Nhớ lại buổi đầu đi học
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Theo Thanh Tịnh
Nao nức: hăm hở, phấn khởi.
Quang đãng: sáng sủa và thoáng rộng.
Bỡ ngỡ: ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc.
Ngập ngừng: vừa muốn làm lại vừa e ngại, chưa biết làm thế nào.
Câu 1
Những điều gì gợi cho tác giả nhớ về buổi đầu đi học? |
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để biết cảnh vật xung quanh như thế nào khiến cho tác giả nhớ về buổi đầu đi học.
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc khiến trong lòng tác giả lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Câu 2
Vì sao tác giả thấy lạ khi đi trên con đường làng quen thuộc? |
Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba và tìm những điều khiến tác giả thấy lạ dù đi trên con đường làng quen thuộc trong ngày đầu tiên tới trường.
Tác giả thấy lạ khi đi trên con đường làng quen thuộc vì cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Câu 3
Những hình ảnh nào cho thấy các bạn học trò mới bỡ ngỡ trong ngày tựu trường? |
Em đọc kĩ đoạn văn cuối cùng và tìm những câu văn nói về các bạn học trò mới bỡ ngỡ trong ngày tựu trường.
Mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Câu 4
Bài đọc nói về điều gì? - Cảnh đẹp của một buổi sáng cuối mùa thu - Niềm vui của bạn nhỏ khi được mẹ dẫn đi học - Kỉ niệm đẹp đẽ của bạn nhỏ trong buổi đầu đi học |
Em đọc bài và suy nghĩ xem ý nào đúng với nội dung toàn bài đọc.
Bài đọc nói về: Kỉ niệm đẹp đẽ của bạn nhỏ trong buổi đầu đi học.
Câu 5
Tìm từ ngữ chỉ cảm xúc trong ngày đầu tiên đi học:
|
Em thấy bạn nhỏ trong bài cảm thấy như thế nào trong ngày đầu đi học?
Em cảm thấy như thế nào trong ngày đầu đi học?
Từ ngữ chỉ cảm xúc trong ngày đầu tiên đi học của bạn nhỏ: bỡ ngỡ
Từ ngữ chỉ cảm xúc trong ngày đầu tiên đi học của em: nao nức, hồi hộp, hào hứng,…
Câu 6
Nói 1- 2 câu thể hiện cảm xúc của em trong ngày đầu đi học. |
Em cảm thấy như thế nào trong ngày đầu đi học?
Trong ngày đầu tiên đi học, em cảm thấy trong lòng vô cùng nao nức. Em đứng nép bên mẹ mà lòng thấy hồi hộp, xao xuyến.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK