Câu 1
Tìm trong đoạn văn sau các câu nêu yêu cầu, đề nghị và cho biết cuối mỗi câu có dấu gì? Chúng tôi đi xem múa rối nước. Má nhắc: - Con hãy nắm chặt tay em! Đừng để em lạc đó! - Dạ, con nhớ rồi. Thế mà vừa thấy màn đá banh dưới nước, anh em tôi đã vỗ tay reo hò. Trần Quốc Toàn |
Một vài dấu hiệu để nhận biết một câu bất kỳ là câu nêu yêu cầu, đề nghị gồm:
Nếu trong câu tồn tại các từ: thôi, hãy, đi thôi, thôi đừng, thôi nào… thì chắc chắn đó là 1 câu nêu yêu cầu, đề nghị.
Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị.
Nếu câu có ý nghĩa sai bảo, lời mệnh lệnh, một lời khuyên, một lời đề nghị.
Các câu nêu yêu cầu, đề nghị:
- Con hãy nắm chặt tay em!
- Đừng để em lạc đó!
Cuối mỗi câu có dấu chấm than.
Câu 2
Chọn dấu câu phù hợp với mỗi □ Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng hoạ mi □ Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài□ Cô thì thầm: - Hót đi□ Hót nữa đi, hoạ mi nhé□ Từ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuân□ Tiếng em là tiếng của mùa xuân. Theo Trần Hoài Dương |
Em hãy đọc đoạn văn và điền dấu câu phù hợp.
Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng hoạ mi. Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài. Cô thì thầm:
- Hót đi! Hót nữa đi, hoa mi nhé! Từ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuân. Tiếng em là tiếng của mùa xuân.
Theo Trần Hoài Dương
Câu 3
Tìm các câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 2. |
Một vài dấu hiệu để nhận biết một câu bất kỳ là câu cầu khiến gồm:
- Nếu trong câu tồn tại các từ gồm: thôi, hãy, đi thôi, thôi đừng, thôi nào… thì chắc chắn đó là 1 câu cầu khiến.
- Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị.
- Nếu câu có ý nghĩa sai bảo, lời mệnh lệnh, một lời khuyên, một lời đề nghị thì đó cũng có thể là câu cầu khiến.
Các câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 2 là:
Hót đi!
Hót nữa đi, hoa mi nhé!
Câu 4
Đặt 1-2 câu cầu khiến để đề nghị bạn tham gia một tiết mục văn nghệ trong ngày hội mùa xuân của trường. |
Em đặt câu dựa vào gợi ý:
- Em hãy kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị bạn tham gia một tiết mục văn nghệ trong ngày hội mùa xuân.
- Em có thể sử dụng trong câu các từ: thôi, hãy, đi thôi, thôi đừng, thôi nào…
Mai hãy tham gia tiết mục hát đi!
Nhóm của Minh phải chuẩn bị tiết mục múa thôi!
Vận dụng
Chia sẻ cảm xúc của em khi được tham gia một lễ hội ở trường. |
Em hãy chia sẻ cảm xúc và cá nhân của mình khi được tham gia một lễ hội ở trường.
Vào tháng tư hàng năm, khi trường tổ chức lễ hội đọc sách, lòng em lại nao nức, hồi hộp chỉ mong tới ngày hôm đó. Em cảm thấy rất vui và phấn khởi khi được tham gia lễ hội đọc sách. Ở đó có biết bao nhiêu cuốn sách lí thú và hấp dẫn. Nhờ có ngày hội đọc sách mà em đã được học hỏi thêm nhiều kiến thức mới lạ và có thêm được nhiều người bạn có cùng sở thích với mình. Em vui lắm!
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK