Đặt tính rồi tính.
62 – 15 87 – 48 22 – 7 34 – 6
Đặt tính sao cho các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.
Tính theo thứ tự từ phải sang trái.
Nối (theo mẫu).
Tính nhẩm kết quả các phép tính rồi nối với số tương ứng có trong hình.
Số? (theo mẫu)
Quan sát ví dụ mẫu ta thấy: Mỗi số ghi trên thuyền bẳng tổng của hai số ghi trên cánh buồm. Thực hiện phép trừ ta tìm được các số còn thiếu.
Ta có 95 – 50 = 45 36 – 0 = 36
51 – 27 = 24 73 – 49 = 24
Ta điền như sau:
Tính nhẩm
60 – 10 + 30 = .... 20 – 7 – 3 = .....
100 – 20 – 40 = ..... 15 + 5 – 18 = .....
Tính theo thứ tự từ trái sang phải rồi viết kết quả thích hợp vào chỗ chấm.
60 – 10 + 30 = 50 + 30 = 80 20 – 7 – 3 = 13 – 3 = 10
100 – 20 – 40 = 80 – 40 = 40 15 + 5 – 18 = 20 – 18 = 2
> ,
60 ........ 93 – 26 59 ........ 72 – 19
33 ........ 61 – 28 68 ........ 68 – 0
Tính nhẩm kết qủa các phép trừ, so sánh hai vế rồi điền dấu > ,
Tô màu giống nhau cho những chiếc lá có hiệu bằng nhau?
Tính nhẩm kết quả các phép tính rồi tô màu giống nhau cho những chiếc lá có hiệu bằng nhau.
Ta có 62 – 35 = 27 90 – 83 = 7
21 – 14 = 7 53 – 26 = 27
73 – 46 = 27 25 – 18 = 7
Em tự tô màu theo yêu cầu của bài toán.
Số?
Áp dụng công thức: Số hạng chưa biết = Tổng – số hạng đã biết.
Từ đó ta điền được các số còn thiếu vào chỗ chấm.
Tính:
a) 25 – 5 – 12 = ..... b) 52 – 2 – 17 = .....
c) 73 – 3 – 44 = ..... d) 48 – 8 – 26 = ....
Thực hiện tính rồi viết kết quả thích hợp vào chỗ chấm.
a) 25 – 5 – 12 = 20 – 12 = 8 b) 52 – 2 – 17 = 50 – 17 = 33
c) 73 – 3 – 44 = 70 – 44 = 26 d) 48 – 8 – 26 = 40 – 26 = 14
Trong hồ có 25 con cá, một số con trốn trong đám rong, còn lại 16 con đang bơi. Hỏi có bao nhiêu con cá trốn trong đám rong?
Số con cá trốn trong đám rong = Số con cá trong hồ - Số con cá đang bơi.
Tóm tắt
Trong hồ: 25 con cá
Đang bơi: 16 con cá
Trong đám rong: .... con cá?
Bài giải
Số con cá trốn trong đám rong là
25 – 16 = 9 (con cá)
Đáp số: 9 con cá
Số?
Quân cờ của Nam nằm ở vạch 29. Nam tung 3 quân xúc xắc rồi di chuyển quân cờ theo tổng số chấm tròn. Muốn di chuyển quân cờ đến vạch 41 thì mặt trên của quân xúc xắc cuối cùng phải có .... chấm tròn?
- Tổng số chấm tròn ở mặt trên của 3 xúc xắc là 41 – 29 = 12
- Số chấm tròn ở mặt trên của xúc xắc cuối cùng = Tổng số chấm tròn ở mặt trên của 3 xúc xắc trừ số chấm tròn ở mặt trên của 2 xúc xắc trong hình vẽ.
Tổng số chấm tròn ở mặt trên của 3 xúc xắc là
41 – 29 = 12 (chấm tròn).
Ta thấy mặt trên xúc xắc thứ nhất có 5 chấm tròn, mặt trên xúc xắc thứ hai có 4 chấm tròn.
Vậy số chấm tròn ở mặt trên của xúc xắc cuối là
12 – 5 – 4 = 3 (chấm tròn).
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK