Trang chủ Lớp 12 SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 - Kết nối tri thức Bài 1. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975 Hoạt động vận dụng 1 trang 12 GDQP 12: Em hãy sưu tầm tư liệu về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam...

Hoạt động vận dụng 1 trang 12 GDQP 12: Em hãy sưu tầm tư liệu về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam...

Học sinh chủ động tìm hiểu thông tin, tư liệu thông qua mạng Internet. Hướng dẫn cách giải/trả lời Hoạt động vận dụng 1 trang 12 Giáo dục Quốc phòng & An ninh (GDQP) 12 - Bài 1. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975. Em hãy sưu tầm tư liệu về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam,...

Đề bài :

Em hãy sưu tầm tư liệu về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và chia sẻ với các bạn về một trong các chủ đề sau:

- Những mất mát, đau thương của nhân dân ta;

- Các tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh của quân và dân ta;

- Các công trình tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ và đồng bào ta đã ngã xuống.

Hướng dẫn giải :

Học sinh chủ động tìm hiểu thông tin, tư liệu thông qua mạng Internet, mạng xã hội hoặc môn học lịch sử…

Lời giải chi tiết :

Tội ác Khmer Đỏ

- Sau sự kiện 30/4/1975, quân Pol Pot đã tiến hành xâm lấn biên giới Việt Nam mà đầu tiên là đảo Phú Quốc (4/5/1975) rồi tới đảo Thổ Chu giết chết 500 thường dân. Chúng gây ra hàng loạt cuộc thảm sát nhân dân biên giới Việt-Cam

- Tháng 4/1977, quân Pol Pot tiến sâu 10km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát một số lớn dân thường

- Tới 25/9, 4 sư đoàn quân Pol Pot đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích

- Tính từ tháng 5/-1975 đến ngày 23/12/1978, Pol Pot đã giết hại hơn 5.000 dân thường Việt Nam, làm bị thương gần 5.000 người, bắt và đưa đi thủ tiêu hơn 20.000 người. Chủ trương của quân Pol Pot là “Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam”.

- Ngày 31/12/1977 Việt Nam đưa vào Campuchia 6 sư đoàn bộ binh đánh sâu vào đất Campuchia giải thoát cho một số cán bộ quan trọng của Campuchia trong đó có Thủ tướng tương lai Hun Sen.Cuộc tấn công này được xem là lời “cảnh cáo” cho chính quyền Khmer Đỏ.

- Việt Nam đề nghị đàm phán nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng Pol Pot nhiều lần từ chối, và giao tranh lại tiếp diễn. Từ 12/1977 đến 6/1978, hơn 30 vạn thường dân Việt Nam phải di tản vào sâu trong nội địa.

- Ngày 13/12/1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc,chính quyền Khmer Đỏ đã huy động 19 trong 23 sư đoàn (khoảng 80.000 đến 100.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Trước tình hình đó Việt Nam bắt đầu đánh trả với lực lượng được chỉ huy bởi tướng Lê Trọng Tấn.

- Bộ binh: Quân đoàn 2 (Sư 304, 325) Quân đoàn 3 (Sư 10, 31, 320, 302) Quân đoàn 4 (Sư 7, 9, 341, 2 – Lữ đoàn 22 thiết giáp, Lữ đoàn 24 pháo binh, Lữ đoàn 25 công binh) Quân khu 5 (Sư 307, 309 – Lữ đoàn đặc công 198) Quân khu 7 (Sư 5, 302, 303, Trung đoàn đặc công 117,Trung đoàn 262 pháo binh, Trung đoàn 26 thiết giáp, Trung đoàn công binh E25 QK7) Quân khu 9 (Sư đoàn 4, 330, 339)

- Hải quân: Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 và Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101.

- Không quân: Đoàn 901 không quân (Sư đoàn không quân 372, Trung đoàn 921) Và hơn 1 vạn quân thuộc Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia (UFNSK) (là chính phủ kháng chiến được thành lập bởi Hun Sen).

- Từ tháng 6/1977 đến tháng 12/1978, quân tình nguyện Việt Nam đã tiêu diệt 38.563 quân Khmer đỏ, bắt sống 5.800 lính khác. Kết thúc cuộc chiến, quân tình nguyện Việt Nam tiêu diệt hơn 10 vạn quân Pol Pot.

- Đến 7/1/1979, Phnom Penh được giải phóng nhưng 10 năm sau, cuộc chiến tranh mới kết thúc, hơn 3 triệu dân Campuchia chết dưới nạn diệt chủng của Pol Pot. Cuộc chiến kết thúc với thiệt hại của Việt Nam là 50 ngàn đến 55 ngàn quân nhân hy sinh hoặc mất tích và 200 ngàn người bị thương, hơn 55 nghìn dân thường chết hoặc bị thương (Riêng tỉnh Bình Định đã có gần 10 ngàn liệt sĩ).

Dụng cụ học tập

Học môn này chúng ta cần sách giáo khoa, vở ghi chép, bút mực, trang phục quân sự và các dụng cụ huấn luyện cần thiết.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

giáo dục quốc phòng và an ninh là quá trình giáo dục, bồi dưỡng cho công dân những phẩm chất và năng lực cần thiết về quốc phòng và an ninh theo vai trò xã hội đảm nhiệm nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nguồn : Pháp luật

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK