Dựa vào thông tin mục 1 và hình 11.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt của nước ta (cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, đậu).
Nêu được sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt của nước ta
Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt của nước ta:
Cây trồng |
Sự phát triển |
Phân bố |
Cây lương thực |
- Năm 2021, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt chiếm 56,4% tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng. - Sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực và tạo nguồn hàng lớn cho xuất khẩu. - Trong cơ cấu cây lương thực, cây lúa chiếm vị trí chủ đạo (chiếm 88,9% diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt). - Diện tích gieo trồng lúa tuy có xu hướng giảm những năm gần đây, song nhờ việc áp dụng khoa học – công nghệ mới nên năng suất lúa không ngừng tăng lên. - Ngoài lúa, các cây lương thực khác như: ngô, sắn, khoai lang.... cũng được phát triển ở nhiều địa bàn trên cả nước, tạo nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến và nguồn thức ăn cho chăn nuôi. |
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm 53,8% diện tích gieo trồng và 55,5% sản lượng lúa cả nước (năm 2021). - Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai của nước ta. |
Cây công nghiệp |
- Năm 2021, tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta là hơn 2,6 triệu ha. - Ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta đang được phát triển theo chiều sâu, gần với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. - Năm 2021, cây công nghiệp lâu năm có diện tích khoảng 2,2 triệu ha - Một số cây công nghiệp lâu năm có giá trị ngày càng được mở rộng, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn. - Những năm gần đây, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê, hồ tiêu và điều hàng đầu thế giới. - Cây công nghiệp hàng năm phát triển không ổn định, diện tích có xu hướng giảm. Các cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là mía, đậu tương, lạc, bồng, đay, cói, dâu tằm,... |
- Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. - Trên cả nước đã hình thành một số vùng trồng tập trung như mía ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; lạc ở khu vực đồng bằng của Bắc Trung Bộ; đậu tương ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.... |
Cây ăn quả |
- Cây ăn quả có diện tích tăng nhanh, năm 2021 đạt 1 171,5 nghìn ha. Các loại cây ăn quả được trồng tập trung là cam, chuối, xoài, nhãn, vải thiểu, chôm chôm, dứa, sầu riêng,... Trong đó, nhiều loại được phát triển thành các vùng đặc sản có chỉ dẫn địa lý (nhân lồng Hưng Yên, vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang, bưởi Phúc Trạch - Hà Tĩnh, sâu riêng Cai Lậy - Tiền Giang....). Các mô hình trồng cây ăn quả hữu cơ, VietGAP, công nghệ cao được áp dụng rộng rãi để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. |
- Cây ăn quả được trồng tập trung ở ba vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ. |
Cây rau, đậu và các cây trồng khác |
- Diện tích trồng rau, đậu ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần để xuất khẩu. - Xu hướng phát triển các vành đai cây rau, đậu ven các thành phố lớn đang được đẩy mạnh, áp dụng các kỹ thuật canh tác theo hướng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm an toàn, có chất lượng. + Các cây trồng khác như cây dược liệu cũng được chú ý phát triển, tạo nên các sản phẩm đặc thù ở một số địa phương như: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Kon Tum,... |
- Cây rau, đậu được trồng rộng khắp, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. |
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK