Dựa vào thông tin mục 1, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thủy sản nước ta
Phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thủy sản nước ta.
Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thủy sản nước ta:
* Thế mạnh:
- Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú.
+ Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác bến vững khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm.
+ Biển nước ta có hơn 2 000 loài cá, 2 500 loài nhuyễn thể, 600 loài rong biển, trong đó có khoảng 130 loài cá và 100 loài tôm có giá trị kinh tế cao. + Ngoài ra, có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư,...
+ Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định: ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa – quân đảo Trường Sa, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau – Kiên Giang.
- Dọc bờ biển nước ta có nhiều vũng vịnh, đầm phá và các cánh rừng ngập mặn, có nhiều hệ thống sông, cửa sông ra biển.
=> Tạo thuận lợi để hình thành các bãi tôm, cá và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, trình độ người lao động được nâng cao.
=> Thuận lợi ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng hiện đại.
+ Dịch vụ nghề cá và cơ sở chế biển thuỷ sản được mở rộng và nâng cấp.
+ Công nghệ mới được áp dụng trong ngành thuỷ sản,
=> Đem lại năng suất, hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc,.... đáp ứng nhu cầu của thị trường và hướng tới phát triển bền vững.
- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước. Các mặt hàng thuỷ sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...
- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển của ngành thuỷ sản; đầu tư vốn; khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền biển, đảo,...
* Hạn chế:
- Hằng năm, bão, áp thấp nhiệt đới hạn chế số ngày ra khơi đánh bắt, gây thiệt hại cho nuôi trồng.
- Một số vùng ven biển và các lưu vực sông môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.
- Công nghệ khai thác, bảo quản và chế biến thuỷ sản ở một số vùng còn hạn chế
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK