Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Kết nối tri thức Phần 3. Địa lí các ngành kinh tế Bài 12. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Địa lý 12 Kết nối tri thức: Dịch vụ nghề cá và cơ sở chế biển thuỷ sản được mở rộng và nâng cấp...

Bài 12. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Địa lý 12 Kết nối tri thức: Dịch vụ nghề cá và cơ sở chế biển thuỷ sản được mở rộng và nâng cấp...

Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta. Trả lời mục I: 1, 2, 3; ? mục II: 1, 2, Luyện tập, Vận dụng - Bài 12. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống - Phần 3. Địa lí các ngành kinh tế. Dựa vào thông tin mục I, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta...

Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục I 1

Dựa vào thông tin mục I, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta

Hướng dẫn giải :

Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta:

* Thế mạnh:

- Năm 2021, tổng diện tích rừng nước ta là hơn 14 745,2 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 69%, còn lại là rừng trồng; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%.

- Rừng của nước ta có nhiều loại gỗ tốt như đinh, lim, nghiến, tấu,... cùng nhiều loại lâm sản khác có giá trị.

- Trên phạm vi cả nước, nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển được thành lập nhằm bảo tồn nguồn gen và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Mỗi năm, nước ta có khả năng khai thác hơn chục triệu mét khối gỗ, hàng trăm triệu cây tre, luồng, nứa,... phục vụ cho ngành chế biến gỗ, sản xuất giấy và các nhu cầu khác.

- Ngoài ra, các điều kiện về địa hình, đất, khí hậu thuận lợi cho công tác trồng rừng, khoanh nuôi tự nhiên và bảo vệ rừng. Nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp được triển khai như hỗ trợ, khuyến khích đầu tư bảo vệ, quản lý rừng tự nhiên; xã hội hoá nghề rừng, phát triển lâm nghiệp cộng đồng; phát triển nông lâm kết hợp,... tạo động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp bền vững.

- Việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, chế biến sâu, phát triển sản phẩm, thương hiệu và thị trường,... được tăng cường trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp.

* Hạn chế:

- Chất lượng rừng thấp, chủ yếu là rừng thứ sinh mới phục hồi. Năng suất rừng trồng tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp.

- Sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến với người trồng rừng còn hạn chế.


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục I 2

Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp nước ta.

Hướng dẫn giải :

Trình bày được những nét chính về tình hình phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp nước ta

Lời giải chi tiết :

Tình hình phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp nước ta:

* Tình hình phát triển:

- Giá trị sản xuất ngành chiếm khoảng 3% trong cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (2021).

- Trong giai đoạn 2010 – 2021 tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành đạt 6,5%/năm.

- Những tiến bộ khoa học – công nghệ đã được áp dụng vào tất cả các hoạt động của ngành lâm nghiệp như công nghệ sinh học và giống cây rừng, công nghệ chế biến lâm sản, trồng rừng, công nghệ điều tra, giám sát và quản lý cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng....

- Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: khai thác, chế biến lâm sản; lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng).

- Khai thác, chế biến lâm sản

+ Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng, khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ theo hướng bền vững.

+ Sản lượng gỗ khai thác năm 2021, của nước ta đạt 18,9 triệu m³.

+ Các sản phẩm chế biến gỗ quan trọng nhất là gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng, gỗ giấy và gỗ dán.

+ Các lâm sản ngoài gỗ như măng, mộc nhĩ, dược liệu,... cũng được khai thác.

+ Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, dịch vụ thương mại đang ngày càng gắn kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu.

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng:

+ Hoạt động trồng rừng được quan tâm đẩy mạnh, diện tích rừng trồng mới tập trung ngày càng tăng.

+ Trung bình mỗi năm, nước ta trồng mới khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.

+ Đến năm 2021, cả nước có gần 4 600 nghìn ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa, rừng phòng hộ,...

- Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng đã góp phần bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, bước đầu đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.

* Phân bố:

Vùng có sản lượng gỗ khai thác nhiều nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (chiếm 59,1% sản lượng gỗ khai thác của cả nước), tiếp đến là Trung du và miền núi Bắc Bộ (chiếm 26,4%) (2021).


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục I 3

Dựa vào thông tin mục 3, hãy trình bày vấn đề quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta

Hướng dẫn giải :

Nêu được một số vấn đề quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

Vấn đề quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta:

- Việc quản lí, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng, góp phần phát triển kinh tế chung của đất nước, cải thiện đời sống người dân, bảo tồn đa dạng sinh học,...

- Nhiều chính sách về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững được ban hành thông qua Luật Lâm nghiệp.

- Để nâng cao hiệu quả quản lí, bảo vệ rừng ở nước ta cần có các giải pháp:

+ Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý hệ sinh thái rừng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững theo quy định của pháp luật.

+ Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã - hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ.

+ Giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch,...

+ Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị của rừng.

+ Nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân vùng rừng; nâng cao năng lực của lực lượng trực tiếp quản lí, bảo vệ rừng thông qua việc tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo chuyên môn,... từ các dự án do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ.

+ Trao quyền sử dụng đất rừng lâu dài cho chủ sử dụng; tăng cường quản lý rừng dựa vào cộng đồng, ổn định cuộc sống lâu dài với nghề rừng, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục II 1

Dựa vào thông tin mục 1, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thủy sản nước ta

Hướng dẫn giải :

Phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thủy sản nước ta.

Lời giải chi tiết :

Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thủy sản nước ta:

* Thế mạnh:

- Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú.

+ Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác bến vững khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm.

+ Biển nước ta có hơn 2 000 loài cá, 2 500 loài nhuyễn thể, 600 loài rong biển, trong đó có khoảng 130 loài cá và 100 loài tôm có giá trị kinh tế cao. + Ngoài ra, có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư,...

+ Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định: ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa – quân đảo Trường Sa, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau – Kiên Giang.

- Dọc bờ biển nước ta có nhiều vũng vịnh, đầm phá và các cánh rừng ngập mặn, có nhiều hệ thống sông, cửa sông ra biển.

=> Tạo thuận lợi để hình thành các bãi tôm, cá và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt.

- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, trình độ người lao động được nâng cao.

=> Thuận lợi ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng hiện đại.

+ Dịch vụ nghề cá và cơ sở chế biển thuỷ sản được mở rộng và nâng cấp.

+ Công nghệ mới được áp dụng trong ngành thuỷ sản,

=> Đem lại năng suất, hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc,.... đáp ứng nhu cầu của thị trường và hướng tới phát triển bền vững.

- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước. Các mặt hàng thuỷ sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...

- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển của ngành thuỷ sản; đầu tư vốn; khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền biển, đảo,...

* Hạn chế:

- Hằng năm, bão, áp thấp nhiệt đới hạn chế số ngày ra khơi đánh bắt, gây thiệt hại cho nuôi trồng.

- Một số vùng ven biển và các lưu vực sông môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.

- Công nghệ khai thác, bảo quản và chế biến thuỷ sản ở một số vùng còn hạn chế


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục II 2

Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta

Hướng dẫn giải :

Nêu được một số nét chính về sự chuyển dịch cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta

Lời giải chi tiết :

Sự chuyển dịch cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta:

* Sự chuyển dịch cơ cấu:

- Những năm gần đây, ngành thuỷ sản đã có bước phát triển đột phá, giá trị sản xuất của ngành năm 2021 chiếm 26,3% tổng giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta.

- Ngành nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ngành đánh bắt (3,5% so với 1,8% năm 2021).

- Trong giai đoạn 2010 – 2021, tổng sản lượng thuỷ sản, trong đó cả khai thác và nuôi trồng đều tăng lên rõ rệt.

* Tình hình phát triển:

- Khai thác thuỷ sản:

+ Năm 2021, sản lượng khai thác đạt hơn 3,9 triệu tấn, chiếm 44,6% tổng sản lượng thuỷ sản.

+ Hoạt động khai thác xa bờ được đẩy mạnh, việc kiểm soát vùng đánh bắt và truy xuất nguồn gốc đánh bắt ngày càng được chú trọng.

- Nuôi trồng thuỷ sản:

+ Trong những năm gần đây, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển với tốc độ nhanh và có sản lượng luôn cao hơn sản lượng khai thác.

+ Nuôi trồng thuỷ sản được phát triển theo hình thức trang trại công nghệ cao, nuôi hữu cơ,... đa dạng hoá đối tượng nuôi trồng.

+ Sản phẩm thuỷ sản ngày càng đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các tiêu chuẩn quốc tế.

+ Nhiều sản phẩm thuỷ sản nuôi trống đã qua chế biến của nước ta được xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,...

* Phân bố:

+ Vùng có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (chiếm 42,7% tổng sản lượng thuỷ sản khai thác cả nước), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 38,3%) (2021). Các tỉnh đứng đầu về sản lượng khai thác thuỷ sản gồm: Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Bình Thuận, Bến Tre,...

- Vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước ta là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, (chiếm 69,8% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của cả nước), đứng thứ hai là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 17,3%) (2021).


Câu hỏi:

Luyện tập

Dựa vào bảng 12.2, hãy nhận xét và giải thích sản lượng thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2010 - 2021.

Hướng dẫn giải :

Nhận xét và giải thích sản lượng thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2010 - 2021.

Lời giải chi tiết :

- Nhận xét: Sản lượng thủy sản trong giai đoạn 2010 – 2021 tăng: từ 5,20 triệu tấn (2010) lên 8,81 triệu tấn (2021), tăng 3,61 triệu tấn. Trong đó:

+ Sản lượng khai thác thủy sản tăng từ 2,47 triệu tấn (2010) lên 3,93 triệu tấn (2021); tăng 1,46 triệu tấn.

+ Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng từ 2,73 triệu tấn (2010) lên 4,88 (2021); tăng 2,15 triệu tấn.

- Giải thích:

+ Do vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú, tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác bến vững khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm.

+ Nước ta có nhiều ngư trường; dọc bờ biển nước ta có nhiều vũng vịnh, đầm phá và các cánh rừng ngập mặn, có nhiều hệ thống sông, cửa sông ra biển, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các bãi tôm, cá và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt.

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, trình độ người lao động được nâng cao, thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng hiện đại.

+ Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước.


Câu hỏi:

Vận dụng

Sưu tầm thông tin, hình ảnh về hoạt động khoanh nuôi và bảo vệ rừng ở Việt Nam

Hướng dẫn giải :

Tìm kiếm thêm thông tin, hình ảnh về hoạt động khoanh nuôi và bảo vệ rừng ở Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

Hoạt động khoanh nuôi và bảo vệ rừng ở Việt Nam:

- Khái niệm:

+ Khoanh nuôi là biện pháp bảo vệ rừng, khoanh vùng rừng để bảo vệ diện tích rừng hiện có, tạo điều kiện cho rừng tự tái sinh.

+ Bảo vệ rừng là một tập hợp các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi phá hoại rừng, khai thác rừng trái phép, bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.

- Mục đích:

+ Bảo vệ diện tích rừng hiện có.

+ Tạo điều kiện cho rừng tự tái sinh.

+ Bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.

+ Cung cấp các dịch vụ môi trường như điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất,...

- Đối tượng:

+ Rừng trồng.

+ Rừng tự nhiên.

- Phương thức:

+ Khoanh vùng rừng, cắm biển cấm.

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng.

+ Phát động phong trào trồng cây gây rừng.

+ Hỗ trợ người dân tham gia bảo vệ rừng.

+ Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

Một số hình ảnh về hoạt động khoanh nuôi và bảo vệ rừng ở Việt Nam:

image

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK