Dựa vào thông tin mục II và hiểu biết của bản thân, hãy:
- Trình bày sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
- Kể tên một số đô thị biển và đô thị dọc theo quốc lộ 1 của nước ta
Trình bày được sự phân bố mạng lưới đô thị và kể tên một số đô thị biển và đô thị dọc theo quốc lộ 1 của nước ta
Sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta:
- Số lượng đô thị tăng khá nhanh:
Mạng lưới đô thị Việt Nam bao gồm thành phố trực thuộc Trung ương (đơn vị hành chính cấp tỉnh); thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố và thị xã (đơn vị hành chính cấp huyện); thị trấn (đơn vị hành chính cấp xã). Bước sang thế kỉ XXI, tổng số đô thị tăng khá nhanh, trong đó số lượng thành phố tăng nhanh nhất.
- Phân loại đô thị:
+ Dựa trên các tiêu chí về vị trí, chức năng, vai trò; quy mô và mật độ dân số; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan, đô thị nước ta được phân thành 6 loại: Loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt của Việt Nam.
+ Về phương diện quản lí, cấp Trung ương quản lý Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Cấp tỉnh quản lý các thành phố trực thuộc tỉnh (đô thị loại I, loại II, loại III) và thị xã (đô thị loại III, loại IV). Cấp huyện quản lý các trấn (đô thị loại IV, loại V)
- Mạng lưới đô thị phủ khắp cả nước nhưng có sự khác nhau giữa các vùng:
+ Nước ta đang tập trung xây dựng các vùng đô thị, hành lang đô thị, dải đô thị ven biển, nhất là các đô thị động lực của từng vùng và cả nước, đô thị kết nối khu vực và quốc tế. Phát triển chuỗi các đô thị ven biển, đô thị hải đảo gắn với thực hiện chiến lược kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng an ninh.
+ Một số đô thị biển: Móng Cái (Quảng Ninh), Hạ Long (Quảng Ninh), Cẩm Phả (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Tam Kỳ (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận),…
+ Một số đô thị dọc theo quốc lộ 1 của nước ta: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình,…
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK