Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Liên hệ với thực tiễn bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phương em.
Dựa vào kiến thức về ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Ý nghĩa bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
+ Bảo vệ các loài thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý hiếm.
+ Phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch.
+ Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và góp phần phát triển thuỷ sản bền vững.
+ Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thuỷ vực,
- Nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
+ Xây dựng, ban hành kế hoạch và biện pháp quản lý nguồn lợi thuỷ sản, thực hiện bảo vệ và khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
+ Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thuỷ sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thuỷ sản, Dành hành lang cho loài thuỷ sản di chuyển khi khai thác thuỷ sản bằng nghề có định ở các sông, hồ, đầm phá.
+ Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất, dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thuỷ sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thuỷ sản
+ Tuân theo quy định của pháp luật khi tiến hành hoạt động thuỷ sản hoặc có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thuỷ sản.
- Liên hệ thực tiễn:
Địa phương em đã nỗ lực và duy trì những biện pháp tích cực nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn lợi thủy sản, người dân địa phương luôn tuân theo mọi chính sách chủ trương và pháp luật. Điều này có ý nghĩa:
+ Bảo vệ các loài thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý hiếm của địa phương em
+ Phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch địa phương.
+ Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và góp phần phát triển thuỷ sản bền vững.
+ Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thuỷ vực
Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK