Trang chủ Lớp 12 SGK Công nghệ 12 - Kết nối tri thức Chương 3. Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững Bài 6. Ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của việc bảo vệ và khai thác rừng trang 32, 33, 34, 35 Công nghệ 12 Kết nối tri thức: Thực trạng việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng ở...

Bài 6. Ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của việc bảo vệ và khai thác rừng trang 32, 33, 34, 35 Công nghệ 12 Kết nối tri thức: Thực trạng việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng ở...

Trả lời Câu hỏi trang 32: MĐ, KP; Câu hỏi trang 33: KP, KN; Câu hỏi trang 34: KP; Câu hỏi trang 35: KN, LT1, LT2, VD Bài 6. Ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của việc bảo vệ và khai thác rừng trang 32, 33, 34, 35 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức - Chương 3. Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững. Thực trạng việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng ở nước ta? Việc tuyên truyền bảo vệ rừng (Hình 6. 1) có ý nghĩa như thế nào đối với bảo vệ tài nguyên rừng?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 32 Mở đầu

Thực trạng việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng ở nước ta? Việc tuyên truyền bảo vệ rừng (Hình 6.1) có ý nghĩa như thế nào đối với bảo vệ tài nguyên rừng?

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào Hình 6.1.

Lời giải chi tiết :

Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng ở nước ta luôn đi đôi với nhau. Việc tuyên truyền brao vệ rừng mang lại nhiều ý nghĩa đối với bảo vệ tài nguyên rừng.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 32 Khám phá

Vì sao bảo vệ khai thác rừng bền vững lại có ý nghĩa bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn các nguồn gene động vật, thực vật quý hiếm?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức về ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững.

Lời giải chi tiết :

Vì rừng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Việc bảo vệ rừng sẽ bảo vệ được và bảo tồn các nguồn gene quý hiếm.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 33 Khám phá

Hãy liên hệ và nêu một số nhiệm vụ của bản thân trong việc bảo vệ rừng.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức về nhiệm vụ của bảo vệ rừng.

Lời giải chi tiết :

Nhiệm vụ của bản thân:

+ Thông báo kịp thời cho cơ quản có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và phạm vi vi phạm quy định về quản lí, bảo vệ rừng.

+ Chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.

+ Tuyên truyền bảo vệ rừng đến các chủ hộ.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 33 KN

Sử dụng internet, sách, báo,… tìm hiểu về một số động vật, thực vật rừng quý hiếm cần được bảo vệ.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức về thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

- Động vật:

+ Voọc chà vá chân nâu

+ Tê tê Sunda

+ Gấu ngựa

+ ...

- Thực vật:

+ Sâm Ngọc Linh

+ Trầm hương

+ Lan hải


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 Khám phá

Quan sát Hình 6.2 và phân tích thực trạng trồng rừng ở nước ta giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2022.

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức về thực trạng trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

Diện tích rừng trồng liên tục tăng, tuy nhiên theo báo cáo kết quả phát triển giai đoạn 2007 – 2022 chưa hoàn thành so với mục tiêu ban đầu:

- Rừng đặc dụng không tăng trong cả giai đoạn, rừng phòng hộ tăng chậm

- Rừng sản xuất tăng nhiều so với năm 2007.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 35 KN

Sử dụng internet, sách, báo,… để tìm hiểu và đánh giá thực trạng bảo vệ và khai thác rừng ở địa phương em hoặc một số địa phương mà em biết.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tìm hiểu trên internet, sách, báo,…

Lời giải chi tiết :

Tìm hiểu thực trạng bảo vệ, khai thác rừng ở tỉnh Quảng Nam:

1. Về bảo vệ rừng:

- Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng:

+ Diện tích: 680.249,67 ha.

+ Tỷ lệ che phủ: 42,1%.

- Thành quả:

+ Diện tích rừng tăng liên tục qua các năm.

+ Chất lượng rừng được cải thiện.

- Vấn đề tồn tại:

+ Vẫn còn tình trạng khai thác rừng trái phép.

+ Ý thức của một số người dân về bảo vệ rừng còn hạn chế.

2. Về khai thác rừng:

- Diện tích và sản lượng khai thác:

+ Diện tích khai thác được phép: 23.500 ha (năm 2022).

+ Sản lượng khai thác gỗ: 15 triệu m3 (năm 2022).

- Loại gỗ khai thác: Keo, bạch đàn, thông, dổi,...

- Vấn đề tồn tại:

+ Khai thác rừng trái phép.

+ Chế biến gỗ còn nhiều hạn chế.

3. Giải pháp:

- Bảo vệ rừng:

+ Tăng cường công tác quản lý rừng.

+ Nâng cao nhận thức của người dân.

+ Phát triển các mô hình trồng rừng hiệu quả.

- Khai thác rừng:

+ Xử lý nghiêm hành vi khai thác rừng trái phép.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ.

+ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 35 Luyện tập 1

Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững đối với địa phương em.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào ý nghĩa việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững.

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững đối với địa phương em.

1. Môi trường:

- Bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, giảm thiểu thiên tai.

- Duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái rừng.

- Cải thiện chất lượng không khí, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

2. Kinh tế:

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản.

- Phát triển du lịch sinh thái, du lịch rừng.

- Tạo việc làm cho người dân, nâng cao đời sống.

3. Xã hội:

- Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.

- Góp phần củng cố quốc phòng, an ninh.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 35 Luyện tập 2

Để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững cần nghiêm cấm các hành vi nào sau đây?

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức về thực trạng bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng.

Lời giải chi tiết :

Nghiêm cấm hành vi: 1, 2, 3, 4, 5


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 35 Vận dụng

Đề xuất biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng phù hợp với thực tiễn của địa phương em hoặc một số địa phương khác mà em biết.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức về bảo vệ và khai thác rừng

Lời giải chi tiết :

Đề xuất biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng phù hợp với thực tiễn địa phương Quảng Nam:

1. Tuyên truyền, giáo dục:

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của rừng thông qua các kênh thông tin đại chúng, hội thảo, tập huấn.

- Lồng ghép giáo dục bảo vệ rừng vào chương trình giảng dạy ở các trường học.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi về bảo vệ rừng.

2. Nâng cao nhận thức:

- Tổ chức các hoạt động cho người dân tham gia bảo vệ rừng như: trồng cây, dọn dẹp vệ sinh rừng, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

- Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng.

- Khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong bảo vệ rừng.

3. Xây dựng cơ chế, chính sách:

- Xây dựng và hoàn thiện các quy định, chính sách về bảo vệ rừng phù hợp với điều kiện địa phương.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác rừng.

- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

Dụng cụ học tập

Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK