Quan sát Hình 4.1 và cho biết thế nào là sinh trưởng của cây rừng. Cây rừng trải qua những giai đoạn sinh trưởng, phát triển nào?
Dựa vào kiến thức về sinh trưởng của cây rừng
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây rừng.
Cây rừng trải qua các giai đoạn: giai đoạn non, giai đoạn gần thành thục, giai đoạn thành thục.
Sử dụng internet, sách, báo,… để tìm hiểu về sinh trưởng của một số loài cây rừng phổ biến. Phân chia chúng thành nhóm sinh trưởng nhanh và sinh trưởng chậm.
Dựa vào kiến thức tìm hiểu được trên internet, sách, báo,…
- Nhóm cây sinh trưởng nhanh:
+ Tre,
+ Nứa,
+ Trúc,…
- Nhóm cây sinh trưởng chậm:
+ Cây keo,
+ Cây bạch đàn,
+ Cây thông…
Quan sát những cây rừng xung quanh, nêu các biểu hiện sinh trưởng và phát triển của chúng.
Dựa vào kiến thức về phát triển của cây rừng
- Biểu hiện về sinh trưởng: sự tăng trưởng về đường kính, chiều cao và thể tích cây.
- Biểu hiện về phát triển: sự thành thục, ra hoa, kết quả.
Sử dụng internet, sách, báo,… để tìm hiểu về giai đoạn non của một số loài cây rừng phổ biến.
Dựa vào tìm hiểu trên internet, sách, báo,…
Giai đoạn sinh non của cây chòi:
- Hạt nảy mầm đến trước khi cây ra hoa lần thứ nhất. Giai đoạn này cây sinh trưởng mạnh, cây đáp ứng tối với các biện pháp chăm sóc như bón phân, làm cỏ, vun xới, tưới nước.
Nêu một số biểu hiện về sinh trưởng, phát triển của cây rừng trong giai đoạn gần thành thục.
Dựa vào kiến thức về giai đoạn gần thành thục
Giai đoạn gần thành thục, sinh trưởng của cây diễn ra mạnh mẽ; llượng hoa; quả tăng dần; tán cây dần hình thành; sức đề kháng cao hơn thời kì non.
Vì sao tiến hành khai thác rừng ở cuối giai đoạn thành thục?
Dựa vào kiến thức về giai đoạn thành thục
Vì ở giai đoạn thành thục cây đã phát triển gần hoàn thiện về kích thước và khối lượng, và có ra hoa, đậu quả.
Nêu các giai đoạn phát triển của cây rừng tương ứng với Hình 4.2a, b, c, d.
Dựa vào Hình 4.2.
Hình a: giai đoạn gần thành thục
Hình b: giai đoạn thành thục
Hình c: giai đoạn già cỗi
Hình d: giai đoạn non
Sử dụng internet, sách, báo,… tìm hiểu và mô tả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của một loài cây rừng
Dựa vào kiến thức đã tìm hiểu được trên internet, sách, báo,…
Mô tả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây bạch đàn:
- Giai đoạn non: từ khi nảy mầm đến trước khi cây ra hoa lần thứ nhất.
- Giai đoạn gần thành thục: từ 3 đến 5 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất
- Giai đoạn thành thục: từ 5 đến 10 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất
- Giai đoạn già cỗi: giai đoạn cuối cùng của chu kì sinh trưởng, phát triển.
Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển của cây rừng. Cho ví dụ minh họa.
Dựa vào kiến thức về sinh trưởng và phát triển của cây rừng.
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây.
Phát triển của cây rừng là quá trình biến đổi về chất và sự phát sinh các cơ quan trong toàn bộ đời sống của cây (thành thục, ra hoa, kết quả,…).
Ví dụ: Sự sinh trưởng của cây chò, bạch đàn
Phân tích quy luật sinh trưởng, phát triển của cây rừng.
Dựa vào kiến thức về sinh trưởng và phát triển của cây rừng.
Quy luật sinh trưởng, phát triển của cây rừng là:
- Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ.
- Không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại:
+ Sinh trưởng cây rừng tích lũy vật chất làm điều kiện để cây rừng phát triển.
+ Phát triển là tiền đề cho một giai đoạn sinh trưởng mới của cây rừng và tạo thể hệ cây rừng mới.
Quan sát một số loài cây rừng phổ biến, đề xuất biện pháp kỹ thuật phù hợp với giai đoạn sinh trưởng, phát triển của chúng.
Dựa vào kiến thức về sinh trưởng và phát triển của cây.
Ví dụ quan sát cây thông:
- Giai đoạn cây non:
+ Chăm sóc cẩn thận, bảo vệ cây khỏi tác động môi trường.
+ Tưới nước thường xuyên, đặc biệt vào mùa khô.
+ Bón phân thúc để cây phát triển nhanh.
+ Phòng trừ sâu bệnh.
- Giai đoạn trưởng thành:
+ Tỉa thưa cây để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.
+ Bón phân định kỳ để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
+ Phòng trừ sâu bệnh.
- Giai đoạn già cỗi:
+ Khai thác gỗ hợp lý, đảm bảo tái sinh rừng
Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK