Câu hỏi trang 26 Mở đầu
Quan sát hình 5.1 và giải thích nguyên lý chuyển đổi cơ năng thành điện năng của turbine thủy điện.
Dựa vào kiến thức về các Phương pháp tạo ra điện năng.
Nước từ hồ chứa trên cao theo đường ống dẫn nước chảy vào buồng turbine và làm quay turbine. Turbine được nối trục với máy phát sẽ làm quay máy phát để tạo ra điện năng. Qua máy biến áp, điện áp của máy phát được tăng cao và đưa tới đường dây truyền tải.
Câu hỏi trang 26 Khám phá
Quan sát Hình 5.2 và phân loại các nguồn năng lượng dùng để sản xuất điện năng thành hai nhóm: năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo.
Dựa vào khái niệm về năng lượng tái tạo và năng lượng không tải tạo được học từ các môn học khác.
Năng lượng tái tạo: hạt nhân
Năng lượng không tải tạo: các năng lượng còn lại
Câu hỏi trang 27 Khám phá
Quan sát Hình 5.3 và giải thích hoạt động của nhà máy thủy điện.
Dựa vào kiến thức về các Phương pháp sản xuất điện năng.
Nước từ hồ chứa trên cao theo đường ống dẫn nước chảy vào buồng turbine và làm quay turbine. Turbine được nối trục với máy phát sẽ làm quay máy phát để tạo ra điện năng. Qua máy biến áp, điện áp của máy phát được tăng cao và đưa tới đường dây truyền tải.
Câu hỏi trang 28 Khám phá
Quan sát Hình 5.4 và giải thích hoạt động của nhà máy nhiệt điện.
Dựa vào kiến thức về Phương pháp sản xuất điện năng.
Nhà máy nhiệt điện sử dụng nguyên liệu hóa thạch để cung cấp nhiệt, nhiệt lượng được đi qua turbine được gắn với máy phát điện để tạo ra điện năng.
Câu hỏi trang 28 Khám phá
Quan sát Hình 5.5 và giải thích hoạt động của nhà máy điện hạt nhân.
Dựa vào Hình 5.5
Nhà máy điện hạt nhân sử dụng nguyên liệu hạt nhân uranium hoặc plutonium làm nhiên liệu. Trong lò phản ứng hạt nhân, các phản ứng xảy ra giải phóng nhiệt lớn. Nhiệt động năng lượng này được sử dụng làm sôi nước trong hệ thống lò phản ứng. Nhiệt động năng lượng tạo ra từ phản ứng phân hạt nhân làm cho nước trong lò phản ứng biến thành hơi nước. Hơi nước được dùng để làm xoay một turbine. Khi turbine quay, nó làm cho một máy phát điện hoạt động, chuyển đổi năng lượng cơ học từ turbine thành năng lượng điện. Điện năng sau đó được dẫn ra khỏi nhà máy và cung cấp cho lưới điện quốc gia. Sau khi hơi nước đã đi qua turbine và làm việc, nó cần được làm nguội lại trở thành nước và tái sử dụng trong quá trình lò phản ứng. Điều này thường được thực hiện thông qua hệ thống làm mát bằng nước, gọi là làm mát bằng nước.
Câu hỏi trang 29 Khám phá
Quan sát Hình 5.6 và giải thích hoạt động của nhà máy điện gió.
Dựa vào hình 5.6
Điện gió sử dụng năng lượng gió làm quay turbine gió của máy phát điện tạo điện. Điện được chuyển đổi từ xoay chiều (AC) thành một chiều (DC) và lưu trữ trong pin tích năng sau đó đi qua bộ biến đổi DC-AC trước khi hòa vào lưới điện.
Câu hỏi trang 30 Khám phá
Quan sát Hình 5.6 và giải thích hoạt động của nhà máy điện mặt trời.
Dựa vào Hình 5.6
Điện mặt trời sử dụng các tấm pin mặt trời gồm các tế bào quang điện hấp thu ánh sáng và chuyển đổi thành điện một chiều (DC). Nguồn điện một chiều được biến đổi thành điện xoay chiều AC trước khi hòa vào lưới điện và nó có thể được nạp, lưu trữ trong pin tích năng để cấp điện cả khi không đủ ánh sáng mặt trời.
Câu hỏi trang 30 Luyện tập
So sánh ưu, nhược điểm của các Phương pháp sản xuất điện.
Dựa vào ưu, nhược điểm của các Phương pháp sản xuất điện.
Thủy điện |
Khám phá |
Điện hạt nhân |
Điện gió |
Điện mặt trời |
|
Ưu điểm |
- Công suất phát điện lớn - Năng lượng tái tạo, sạch, không phát thải khí nhà kính. - Chi phí vận hành thấp. |
- Công suất phát điện lớn. - Chi phí đầu tư ban đầu không cao, thời gian xây dựng ngắn. - Có thể vận hành liên tục, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. |
- Công suất phát điện lớn, không phụ thuộc vào tự nhiên và môi trường. - Ít phát thải khí nhà kính. |
- Năng lượng tái tạo, sạch, vô tận - Không gây phát thải khí nhà kính |
- Năng lượng tái tạo, sạch, vô tận - Không gây phát thải khí nhà kính |
Nhược điểm |
- Công suất phát điện phụ thuộc vào lưu lượng nước tích trữ trong hồ chứa, có thể giảm nghiêm trọng nếu có hạn hán, thậm chí không đủ nước để phát điện. - Chi phí đầu tư lớn, thời gian xây dựng dài, chi phí truyền tải điện cao do các nhà máy thường được xây dựng ở miền núi, xa nơi tiêu thụ điện. - Tác động môi trường có thể làm thay đổi cơ chế thủy văn và đa dạng sinh học. |
- Sử dụng năng lượng hóa thạch, giá thành sản xuất điện phụ thuộc vào giá thành nhiên liệu - Tạo ra nhiều khi thải hiệu ứng nhà kính, chất thải gây ô nhiễm môi trường. |
- Chi phí đầu tư, xây dựng lớn; chi phí vận hành và bảo trì cao - Chất thải hạt nhân và bức xạ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái và con người |
- Công suất phát điện thấp, không ổn định - Cho phí đầu tư lớn - Các turbine gió có thể tạo ra tiếng ồn lớn và gây ô nhiễm môi trường. |
- Công suất phát điện thấp, không ổn định do cường độ sáng mặt trời thay đổi - Chi phí đầu tư cao - Nguy cơ ô nhiễm từ các tấm pin phế thải đã hết tuổi sử dụng. |
Câu hỏi trang 30 KN
Sử dụng internet hoặc sách, báo,… hãy tìm hiểu tỉ lệ công suất các loại nguồn điện vào hệ thống điện Việt Nam.
Dựa vào tìm hiểu internet, sách, báo,…
Nguồn điện năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng 27% tổng công suất, các nguồn điện khác chiếm tỷ trọng 73% tổng công suất.
Câu hỏi trang 30 Vận dụng
Tại sao hệ thống điện gió và điện mặt trời luôn yêu cầu hệ thống lưu trữ năng lượng trong khi thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân lại không cần?
Dựa vào kiến thức về các nguồn điện năng lượng
Vì điện năng lượng mặt trời và gió không liên tục, phải dựa vào điều kiện tự nhiên vì vậy cần được lưu trữ năng lượng.
Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK