Trình bày khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
- Miền Bắc: Nhân dân miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Miền Nam: Quân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ – chính quyền Ngô Đình Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng khởi.
- Tháng 1 – 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 của Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: ngoài con đường sử dụng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác. Nghị quyết đã thổi bùng lên phong trào Đồng khởi (1959-1960).
- Phong trào Đồng khởi bắt đầu từ các cuộc nổi dậy của nhân dân Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 2 – 1959; Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8 – 1959, rồi lan khắp miến Nam, tiêu biểu là cuộc Đồng khởi ở Bến Tre tháng 1-1960.
- Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chỉnh quyền Ngô Đình Diệm. Thắng lợi này đồng thời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, mở ra vùng giải phóng rộng lớn, đưa đến việc thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960), thúc đẩy lực lượng vũ trang cách mạng phát triển.
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK