Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Kết nối tri thức Chủ đề 2: ASEAN: Những chặng đường lịch sử Hãy trình bày quá trình hình thành tổ chức ASEAN - ASEAN ra đời trong bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á có những chuyển biến quan...

Hãy trình bày quá trình hình thành tổ chức ASEAN - ASEAN ra đời trong bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á có những chuyển biến quan...

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi Phân tích, đưa ra lời giải Câu hỏi mục 1 a - Bài 4: Sự ra đời và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN).

Hãy trình bày quá trình hình thành tổ chức ASEAN

Phương pháp giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kỹ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- ASEAN ra đời trong bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xu hướng khu vực hoá trên thế giới bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến. Ở Đông Nam Á, các nước có nhu cầu hợp tác với nhau để cùng phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời tạo ra sức mạnh tập thể trong việc ứng phó với sự tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn đối với khu vực trong bối cảnh Chiến tranh lạnh.

- Đầu những năm 60 của thế kỉ XX, một số tổ chức khu vực được thành lập như: Hiệp hội Đông Nam Á (1961) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan; Tổ chức MAPHILINDO (1963) gőm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a. Tuy nhiên, các tổ chức này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, do những bất đồng trong quan hệ song phương giữa một số nước thành viên.

- Vào nửa sau những năm 60, các nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ về sự cần thiết của việc hợp tác khu vực, đồng thời quan hệ giữa các nước có những diễn biến thuận lợi cho việc thành lập một tổ chức khu vực.

- Sau các cuộc thảo luận về việc thành lập tổ chức khu vực, ngày 8-8-1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), Ngoại trưởng năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan đã thông qua Tuyên bố ASEAN (còn gọi là Tuyên bố Băng Cốc), chính thức thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt tiếng Anh là ASEAN).

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK