Trang chủ Lớp 12 SGK Sinh 12 - Kết nối tri thức Chương 5. Bằng chứng và các học thuyết tiến hóa Bài 19. Các bằng chứng tiến hóa trang 97, 98, 99 Sinh 12 Khoa học tự nhiên: Làm thế nào các nhà khoa học biết được sự xuất hiện và phân bố của một loài nào đó trong quá khứ cách...

Bài 19. Các bằng chứng tiến hóa trang 97, 98, 99 Sinh 12 Khoa học tự nhiên: Làm thế nào các nhà khoa học biết được sự xuất hiện và phân bố của một loài nào đó trong quá khứ cách...

Phân tích và lời giải Câu hỏi trang 97: MĐ; Câu hỏi trang 98: CH 1, CH 2; Câu hỏi trang 99: CH 1, CH 2; Câu hỏi trang 100: CH 1, CH 2, LT & VD 1, LT & VD 2, LT & VD 3 bài 19. Các bằng chứng tiến hóa trang 97, 98, 99 Sinh 12 Khoa học tự nhiên. Làm thế nào các nhà khoa học biết được sự xuất hiện và phân bố của một loài nào đó trong quá khứ cách đây hàng triệu năm?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 97 Mở đầu

Làm thế nào các nhà khoa học biết được sự xuất hiện và phân bố của một loài nào đó trong quá khứ cách đây hàng triệu năm?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết các bằng chứng khoa học

Lời giải chi tiết :

Việc nghiên cứu hóa thạch giúp các nhà khoa học xác định hình dạng, cấu trúc, và đặc điểm sinh học của các loài đã tuyệt chủng.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 98 Câu hỏi 1

Hoa thạch được hình thành như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết về bằng chứng hóa thạch

Lời giải chi tiết :

Hóa thạch là tàn tích như xương, xác sinh vật trong hổ phách, trong băng tuyết hay dấu vết của sinh vật trong các lớp đá. Hoá thạch cũng có thể là các sinh vật đã hóa đá do xác sinh vật bị các lớp trầm tích bao bọc, chất hữu cơ phân hủy được thay thế bởi calcium cùng các khoáng chất khác nhưng vẫn giữ được hình dạng, đặc điểm cấu trúc hình thái của sinh vật.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 98 Câu hỏi 2

Làm thế nào người ta xác định được tuổi của hóa thạch?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết về bằng chứng hóa thạch

Lời giải chi tiết :

Tuổi của hóa thạch có thể được xác định thông qua lượng đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch hoặc trong đá bao quanh hóa thạch.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 99 Câu hỏi 1

Một số loài rắn, mặc dù không có chân nhưng trong cơ thể vẫn còn mấu xương nhỏ không còn chức năng. Từ đặc điểm đó có thể rút ra được kết luận gì về sự tiến hóa liên quan đến các chi của các loài này?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết bằng chứng giải phẫu so sánh

Lời giải chi tiết :

Một số cấu trúc/cơ quan ở sinh vật không có chức năng rõ ràng nhưng rất giống với cấu trúc vốn có chức năng nhất định ở loài tổ tiên được gọi là cấu trúc thoái hóa ở loài rắn.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 99 Câu hỏi 2

Cánh của chim với cánh của chuồn chuồn đều có chức năng giúp các con vật bay lượn. Các cấu trúc này có phải là cấu trúc tương đồng không? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Những đặc điểm giống nhau giữa các loài sinh vật do cùng thừa hưởng các gene từ tổ tiên chung được gọi là các cấu trúc tương đồng.

Lời giải chi tiết :

Cánh chim:

- Là cấu trúc da được bao bọc bởi các xương cánh và các cơ bắp.

- Xương cánh là phần mở rộng của chi trước của chim.

- Các cơ bắp giúp chim điều khiển cánh để bay lượn.

Cánh của chim với cánh của chuồn chuồn đều có chức năng giúp các con vật bay lượn nhưng các cấu trúc này không phải là cấu trúc tương đồng vì mặc dù chúng cùng thực hiện chức năng bay lượn, nhưng chúng có nguồn gốc và cấu tạo khác nhau.

Cánh chuồn chuồn:

- Là các màng mỏng được kéo dài từ các phần bên của cơ thể.

- Không có xương hay cơ bắp trong cánh chuồn chuồn.

- Chuồn chuồn bay lượn bằng cách điều chỉnh góc độ của cánh và sử dụng các cơ trong cơ thể để tạo ra lực đẩy.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 100 Câu hỏi 1

Những bằng chứng tế bào học nào cho thấy các loài có chung tổ tiên?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết bằng chứng tế bào học

Lời giải chi tiết :

Có rất nhiều bằng chứng ở cấp độ tế bào cho thấy mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung tổ tiên.

Ví dụ: Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào và các tế bào đều có những đặc điểm cấu trúc giống nhau như màng tế bào, vùng nhân/nhân, tế bào chất. Các hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng ở các tế bào cơ bản là giống nhau.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 100 Câu hỏi 2

Nêu một số bằng chứng phân tử cho thấy mọi sinh vật đều có chung nguồn gốc.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết bằng chứng sinh học phân tử.

Lời giải chi tiết :

Các tế bào của mọi sinh vật đều có các thành phần phân tử hóa học cơ bản như nhau. Vật chất di truyền của các tế bào đều là DNA, mã di truyền về cơ bản được dùng chung cho các loài, protein ở hầu hết các loài đều được cấu tạo từ 20 loại amino acid.

→ Mọi sinh vật đều có chung nguồn gốc.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 100 Luyện tập & Vận dụng 1

Giải thích những ưu điểm của bằng chứng hóa thạch.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết bằng chứng hóa thạch.

Lời giải chi tiết :

Ưu điểm:

Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp cho thấy các loài sinh vật đã từng tồn tại, tiến hoa như thế nào theo thời gian cũng như vị trí phân bố của chúng trên Trái Đất.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 100 Luyện tập & Vận dụng 2

Hãy cho biết bằng chứng tiến hóa nào giúp xác định được mối quan hệ họ hàng cũng như nguồn gốc tiến hóa của mọi loài hiện đang sống trên Trái Đất? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết các bằng chứng tiến hóa.

Lời giải chi tiết :

Bằng chứng tế bào học vì có rất nhiều bằng chứng ở cấp độ tế bào cho thấy mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung tổ tiên.

Ví dụ: Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào và các tế bào đều có những đặc điểm cấu trúc giống nhau như màng tế bào, vùng nhân/nhân, tế bào chất. Các hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng ở các tế bào cơ bản là giống nhau.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 100 Luyện tập & Vận dụng 3

Hãy sưu tập một số bằng chứng hóa thạch tại địa phương (nếu có) hoặc trên mạng internet.

Hướng dẫn giải :

Sưu tầm ở địa phương, sách báo hoặc internet,....

Lời giải chi tiết :

- Khủng long chân thằn lằn: Mẫu hóa thạch được tìm thấy ở Nghệ An, có niên đại khoảng 230 triệu năm trước.

- Khủng long chân chim: Mẫu hóa thạch được tìm thấy ở Đồng Nai, có niên đại khoảng 70 triệu năm trước.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK