Trang chủ Lớp 12 SGK Sinh 12 - Kết nối tri thức Chương 1. Di truyền phân tử Bài 2. Gene, quá trình truyền đạt thông tin di truyền và hệ gene trang 9, 10, 11 Sinh 12 Kết nối tri thức: Cơ chế phân tử của quá trình truyền thông tin di truyền từ gene tới protein xảy...

Bài 2. Gene, quá trình truyền đạt thông tin di truyền và hệ gene trang 9, 10, 11 Sinh 12 Kết nối tri thức: Cơ chế phân tử của quá trình truyền thông tin di truyền từ gene tới protein xảy...

Lời giải bài tập, câu hỏi bài 2. Gene, quá trình truyền đạt thông tin di truyền và hệ gene trang 9, 10, 11 Sinh 12 Kết nối tri thức - Bài 2. Gene - quá trình truyền đạt thông tin di truyền và hệ gene. Cơ chế phân tử của quá trình truyền thông tin di truyền từ gene tới protein xảy ra như thế nào?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 9 Mở đầu

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 9

Cơ chế phân tử của quá trình truyền thông tin di truyền từ gene tới protein xảy ra như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết quá trình truyền đạt thông tin di truyền.

Lời giải chi tiết :

Thông tin di truyền từ gene, qua quá trình phiên mã tạo ra mRNA và qua quá trình dịch mã tạo ra protein giúp thông tin được truyền từ gene tới protein.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 10 Câu hỏi 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 10 SGK Sinh 12

Một trình tự nucleotide như thế nào được gọi là gene?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết khái niệm về gene.

Lời giải chi tiết :

Một trình tự nucleotide chứa thông tin quy định một sản phẩm nhất định là protein hoặc RNA thì được gọi là gene.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 10 Câu hỏi 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 10 SGK Sinh 12

Dựa vào hình 2.2, phân biệt cấu trúc gene ở sinh vật nhân sơ với gene ở sinh vật nhân thực.

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hình 2.2

Lời giải chi tiết :

Gen ở SVNS và SVNT đều có cấu tạo 3 phần như nhau nhưng chúng phân biệt với nhau bởi cấu tạo vùng mã hóa:

+ Vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh) → SV nhân sơ.

+ Vùng mã hóa không liên tục (gen phân mảnh), có vùng mã hóa không liên tục, các đoạn mã hóa axit amin (exon) và không mã hóa axit amin (intron) xen kẽ nhau → SV nhân thực.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 11 Câu hỏi 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 11 SGK Sinh 12

Tập hợp tất cả các gene trong tế bào của cơ thể sinh vật có được gọi là hệ gene hay không? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết hệ gene.

Lời giải chi tiết :

Tập hợp tất cả các phân tử DNA trong tế bào của một sinh vật được gọi là hệ gene.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 11 Câu hỏi 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 11 SGK Sinh 12

Giải trình tự hệ gene người đem lại những ứng dụng thực tiễn gì?

Hướng dẫn giải :

Một số ứng dụng giải trình tự hệ gene người.

Lời giải chi tiết :

- Ứng dụng trong y học: giải trình tự gene 1 người giúp bác sĩ biết được người đó có mang gene có bệnh hay không, qua đó đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh.

- Ứng dụng trong nghiên cứu tiến hóa: so sánh trình tự nucleotide trong hệ gene của nhiều loài sinh vật có thể cho biết mối quan hệ tiến hóa giữa các loài.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 13 Câu hỏi 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 13 SGK Sinh 12

Phân biệt cấu trúc và chức năng của một số loại RNA.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết về một số loại RNA

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 13 Câu hỏi 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 13 SGK Sinh 12

Thông tin từ gene có được truyền nguyên vẹn tới RNA qua quá trình phiên mã hay không? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Khái niệm phiên mã.

Lời giải chi tiết :

Phiên mã là quá trình tổng hợp RNA dựa trên mạch khuôn của gene nên thông tin từ gene có được truyền nguyên vẹn tới RNA qua quá trình phiên mã.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 16 Câu hỏi 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 16 SGK Sinh 12

Mã di truyền là gì? Trình bày các đặc điểm của mã di truyền.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết mã di truyền.

Lời giải chi tiết :

Mã di truyền là một bộ các bộ ba nucleotide trên mRNA quy định các amino acid trong protein.

- Mã di truyền có các đặc điểm chung sau:

+ Mã di truyền là mã bộ ba, ba nucleotide liền kề quy định một amino acid. Ví dụ: AGU là một trong số bộ ba quy định amino acid serine (Ser).

+ Mã di truyền được đọc theo từng bộ ba một, bắt đầu từ bộ ba khởi đầu và không chồng gối lên nhau. Ví dụ: 5’AUGGUUGCC3′ được đọc theo chiều từ 5′ → 3’; lần lượt theo từng bộ ba: AUG-GUU-GCC.

+ Mã di truyền có tính thoái hoá, nhiều bộ ba có thể quy định một amino acid. Ví dụ: alanine (Ala) và nhiều amino acid khác có tới 4 bộ ba khác nhau quy định.

+ Mã di truyền có tính đặc hiệu, có nghĩa là mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một amino acid. Ví dụ: UAU chỉ mã hoá cho tyrosine.

+ Mã di truyền về cơ bản dùng chung cho mọi sinh vật trên Trái Đất, trừ một số ngoại lệ nên còn được gọi là mã vạn năng. Ví dụ: Trong DNA tỉ thể của người, UGA mã hoá cho Trp, AUA mã hoá cho Met, AGA và AGG là các bộ ba kết thúc.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 16 Câu hỏi 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 16 SGK Sinh 12

Tại sao tổng hợp protein lại được gọi là quá trình dịch mã?

Hướng dẫn giải :

Khái niệm dịch mã.

Lời giải chi tiết :

Tổng hợp protein lại được gọi là quá trình dịch mã vì đây là quá trình chuyển thông tin từ dạng mã di truyền trên mRNA sang aa.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 17 Luyện tập & Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng 1 trang 17 SGK Sinh 12

Một bạn học sinh định nghĩa về gene như sau: “Bất cứ trình tự nucleotide nào mang thông tin chỉ dẫn cho tế bào tạo ra các phân tử RNA đều được gọi là gene.” Định nghĩa như vậy đúng hay sai? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Định nghĩa về gene.

Lời giải chi tiết :

Đúng vì một trình tự nucleotide chứa thông tin quy định một sản phẩm nhất định là protein hoặc RNA thì được gọi là gene.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 17 Luyện tập & Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng 2 trang 17 SGK Sinh 12

Nếu biết tổng số nucleotide trong vùng mã hóa của một gene quy định protein ở sinh vật nhân thực thì có thể tính số lượng các amino acid trong chuỗi polypeptide do gene này tạo ra hay không? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Cứ 3 nucleotide mã hóa cho 1 aa.

Lời giải chi tiết :

Nếu biết tổng số nucleotide trong vùng mã hóa của một gene quy định protein ở sinh vật nhân thực thì có thể tính số lượng các amino acid trong chuỗi polypeptide do gene này tạo ra vì cứ 3 nucleotide sẽ mã hóa cho 1 amino acid.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 17 Luyện tập & Vận dụng 3

Trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng 3 trang 17 SGK Sinh 12

Giả sử một sinh vật nhân sơ có hầu hết các gene thuộc loại phân mảnh thì quá trình truyền đạt thông tin từ gene tới protein sẽ dài hơn hay ngắn hơn so với sinh vật nhân sơ có hầu hết các gene không phân mảnh? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết gene phân mảnh và không phân mảnh.

Lời giải chi tiết :

Giả sử một sinh vật nhân sơ có hầu hết các gene thuộc loại phân mảnh thì quá trình truyền đạt thông tin từ gene tới protein sẽ dài hơn so với sinh vật nhân sơ có hầu hết các gene không phân mảnh vì ở gene phân mảnh ra giai đoạn cắt bỏ các đoạn intron và nối exon.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK