Kim loại được sử dụng nhiều trong cuộc sống như các kết cấu bằng thép, dây dẫn điện bằng đồng, đồ trang sức bằng vàng,... Kim loại có đặc điểm gì về cấu tạo nguyên tử và liên kết mà hữu dụngnhư vậy?
Nêu đặc điểm về cấu tạo nguyên tử kim loại và liên kết kim loại.
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử: Trong cùng một chu kì, so với các nguyên tử nguyên tố phi kim, nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn và bán kính lớn hơn nên dễ nhường electron hoá trị hơn và có độ âm điện nhỏ hơn.
- Trong tinh thể kim loại, các ion dương kim loại nằm ở các nút mạng tinh thể và các electron hoá trị chuyển động tự do xung quanh. Liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hoá trị tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại.
Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, hãy cho biết:
1. Các nguyên tố khối s, d, f thường là kim loại hay phi kim?
2. Kể tên các kim loại thuộc nhóm IA và IIA.
3. Các nguyên tố kim loại thường có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
- Nguyên tố s, p, d, f là những ng.tố mà ng.tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s, p, d, f.
- Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau và xếp thành một cột. STT nhóm A = số electron lớp ngoài cùng.
- Nhóm IA, IIA, IIIA: gồm những nguyên tố kim loại (trừ H, B).
1. Các nguyên tố khối s, d, f thường là kim loại.
2. Các kim loại thuộc nhóm IA: lithium (Li), sodium (Na), potassium (K), rubidium (Rb), cesium (Cs), francium (Fr).
Các kim loại thuộc nhóm IIA: beryllium (Be), magnesium (Mg), calcium (Ca), strontium (Sr), barium (Ba), radium (Ra).
3. Các nguyên tố kim loại thường có 1 hoặc 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
Viết cấu hình electron nguyên tử của Sc (Z = 21) và Ti (Z = 22). Cho biết số electron ở lớp ngoài cùng và trên phân lớp d sát lớp ngoài cùng.
Cách viết cấu hình electron nguyên tử
+ Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử (Z).
+ Bước 2: Điền các electron vào các phân lớp theo mức năng lượng: 1s2s2p3s3p4s3d4p5s…
+ Bước 3: (Z > 20) Viết cấu hình electron theo thứ tự lớp, phân lớp: 1s2s2p3s3p3d4s4p5s…
Nguyên tử |
Cấu hình electron |
Số electron ngoài cùng |
Số electron trên phân lớp d |
Sc (Z = 21) |
1s22s22p63s23p63d14s2 |
2 |
1 |
Ti (Z = 22) |
1s22s22p63s23p63d24s2 |
2 |
2 |
Hãy cho biết liên kết kim loại có đặc điểm gì giống và khác với liên kết ion.
- Trong tinh thể kim loại, các ion dương kim loại nằm ở các nút mạng tinh thể và các electron hoá trị chuyển động tự do xung quanh. Liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hoá trị tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại.
- Liên kết ion là liên kết được tạo thành bằng lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu (trong phân tử hay tinh thể). Liên kết ion thường được tạo thành từ kim loại điển hình và phi kim điển hình, phân tử thu được là hợp chất ion. Các ion được sắp xếp theo trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới (ở các nút mạng là các ion dương và ion âm xếp luân phiên liên kết chặt chẽ với nhau do cân bằng lực hút và lực đẩy).
- Giống: đều được hình thành bởi lực hút tĩnh điện.
- Khác:
+ Liên kết kim loại: hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hoá trị tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại.
+ Liên kết ion: tạo thành bằng lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu (trong phân tử hay tinh thể).
Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK