Trả lời câu hỏi Hoạt động trang 38 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Thí nghiệm: Phản ứng của nhóm amine
Chuẩn bị:
- Hoá chất: dung dịch methylamine 0,1 M, dung dịch HCl 0,1 M, dung dịch FeCl3 0,1 M dung dịch CuSO4 0,1 M, giấy pH/giấy quỳ tím, phenolphthalein.
- Dụng cụ: ống nghiệm, mặt kính đồng hồ.
Tiến hành:
1. Phản ứng với chất chỉ thị:
Nhỏ một giọt dung dịch methylamine 0,1 M lên mẫu giấy pH hoặc giấy quỳ tím đặt trên mặt kính đồng hồ.
Quan sát và mô tả sự thay đổi màu sắc của giấy pH.
2. Phản ứng với dung dịch acid:
- Cho 2 mL dung dịch methylamine 0,1 M vào ống nghiệm, thêm tiếp 1 giọt phenolphthalein.
- Nhỏ từ từ 2 mL dung dịch HCl 0,1 M vào ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm, giải thích và viết phương trình hoá học.
3. Phản ứng với dung dịch muối:
- Cho khoảng 1 mL dung dịch FeCl3 0,1 M vào ống nghiệm.
- Thêm tiếp khoảng 3 mL dung dịch methylamine 0,1 M vào ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm, giải thích và viết phương trình hoá học.
4. Phản ứng với copper(II) hydroxide:
- Cho khoảng 2 mL dung dịch CuSO4 0,1 M vào ống nghiệm.
Thêm từ từ dung dịch methylamine 0,1 M vào ống nghiệm, lắc đều tới khi kết tủa tan hết.
Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm, giải thích và viết phương trình hoá học.
- Amine có tính base yếu.
- Phương trình hóa học giữa amine bậc một và hydrochloric acid:
\({\rm{RN}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} + {\rm{HCl}} \to {\rm{RN}}{{\rm{H}}_3}{\rm{Cl}}\)
- Methylamine và ethylamine tạo hợp chất phức với Cu2+.
1. Phản ứng với chất chỉ thị:
Ban đầu giấy pH có màu vàng, sau khi nhỏ methylamine lên giấy pH thì giấy pH chuyển thành màu tím.
2. Phản ứng với dung dịch acid:
- Nhỏ một giọt phenolphthalein vào dung dịch methyl amine, dung dịch hóa hồng.
→ Dung dịch methylamine có môi trường base, làm phenolphthalein hóa hồng.
\({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} + {{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{NH}}_3^ + + {\rm{O}}{{\rm{H}}^ - }\)
- Thêm dung dịch HCl vào ống nghiệm, dung dịch bị mất màu hồng.
→ Methylamine phản ứng với hydrochloric acid, dung dịch sau phản ứng không có môi trường base nên không còn phenolphthalein hóa hồng.
\({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} + {\rm{HCl}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_3}{\rm{Cl}}\)
3. Phản ứng với dung dịch muối:
Nhỏ methylamine vào dung dịch iron (III) chloride, thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
→ Phản ứng giữa methyl amine và iron (III) chloride sinh ra kết tủa Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.
\({\rm{3C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} + 3{{\rm{H}}_2}{\rm{O + FeC}}{{\rm{l}}_3} \to 3{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_3}{\rm{Cl + Fe(OH}}{{\rm{)}}_3}\)
4. Phản ứng với copper(II) hydroxide:
- Khi thêm methylamine vào ống nghiệm chứa dung dịch copper (II) sulfate, kết tủa màu xanh lam xuất hiện.
→ Methylamine phản ứng với copper (II) sulfate tạo kết tủa copper (II) hydroxide màu xanh lam.
\({\rm{2C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} + 2{{\rm{H}}_2}{\rm{O + CuS}}{{\rm{O}}_4} \to {({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_3}{\rm{)}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}{\rm{ + Cu(OH}}{{\rm{)}}_2} \downarrow \)
- Sau đó, lắc đều ống nghiệm thì kết tủa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
→ Dung dịch methylamine hoà tan được kết tủa Cu(OH)2, tạo thành dung dịch có màu xanh lam là phức chất của methylamine với Cu2+.
\({\rm{4C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} + {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_2} \to [{\rm{Cu}}{({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_2}{\rm{)}}_4}{\rm{](OH}}{{\rm{)}}_2}{\rm{ }}\)
Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK