Trang chủ Lớp 12 SGK Hóa 12 - Kết nối tri thức Chương 2. Carbohydrate Bài 7. Ôn tập chương 2 trang 34 Hóa 12 Kết nối tri thức: Cho các chất sau: glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột và cellulose. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?...

Bài 7. Ôn tập chương 2 trang 34 Hóa 12 Kết nối tri thức: Cho các chất sau: glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột và cellulose. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?...

Phân tích và giải bài 7. Ôn tập chương 2 trang 34 Hóa 12 Kết nối tri thức - Bài 7. Ôn tập chương 2. Cho các chất sau: glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột...Cho các chất sau: glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột và cellulose. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 34

Cho các chất sau: glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột và cellulose. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?

a) Trong các chất trên, có hai monosaccharide, hai disaccharide và hai polysaccharide.

b) Cấu tạo phân tử các chất trên đều có nhiều nhóm hydroxy.

c) Glucose và fructose có thể chuyển hoá qua lại với nhau trong môi trường kiềm.

Hướng dẫn giải :

a) Monosaccharide là những carbohydrate không bị thuỷ phân. Ví dụ: glucose và fructose.

Disaccharide là những carbohydrate khi thuỷ phân hoàn toàn mỗi phân tử tạo thành hai phân tử monosaccharide. Ví dụ: saccharose và maltose.

Polysaccharide là những carbohydrate khi thuỷ phân hoàn toàn mỗi phân tử tạo thành nhiều phân tử monosaccharide. Ví dụ: tinh bột và cellulose.

b) Xem cấu tạo của các carbohydrate trang 33.

c) Trong môi trường kiềm, fructose chuyển hoá thành glucose.

Lời giải chi tiết :

a) Monosaccharide là glucose, fructose.

Disaccharide là saccharose và maltose.

Polysaccharide là tinh bột và cellulose.

Þ Phát biểu (a) đúng.

b) Phát biểu (b) đúng, cấu tạo phân tử các chất trên đều có nhiều nhóm hydroxy (-OH).

c) Phát biểu (c) đúng, glucose và fructose có thể chuyển hoá qua lại với nhau trong môi trường kiềm.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 34

Giải thích các hiện tượng sau:

a) Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt.

b) Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc.

c) Nhỏ dung dịch iodine lên miếng chuối xanh xuất hiện màu xanh tím.

Hướng dẫn giải :

a) Khi ăn tinh bột, enzyme trong nước bọt (amylase) phân giải tinh bột thành dextrin, maltose.

b) Glucose phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành kết tủa Ag màu trắng bạc (phản ứng tráng bạc).

image

Lời giải chi tiết :

a) Khi nhai kĩ tinh bột (cơm), enzyme trong nước bọt (amylase) phân giải tinh bột thành maltose nên ta cảm thấy có vị ngọt.

b) Khi chuối chín thì tinh bột chuyển thành glucose nên nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc.

c) Chuối xanh chứa tinh bột, các phân tử amylose có dạng xoắn, khi tương tác với iodine tạo ra màu xanh tím.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 34

Cồn sinh học được dùng làm nhiên liệu sạch, được sản xuất thông qua quá trình lên men các chất hữu cơ như tinh bột, cellulose. Tính khối lượng ethanol thu được từ một tấn mùn cưa chứa 45% cellulose về khối lượng, biết hiệu suất cả quá trình đạt 70%.

Hướng dẫn giải :

Cellulose bị thuỷ phân dưới tác dụng của enzyme hoặc acid. Cellulose bị thuỷ phân hoàn toàn tạo thành glucose.

image

Glucose tiếp tục lên men tạo ethanol:

Lời giải chi tiết :

Trong một tấn mùn cưa chứa: \({{\rm{m}}_{{\rm{(}}{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{10}}}}{{\rm{O}}_{\rm{5}}}{\rm{)n}}}} = 1 \times 45\% = 0,45{\rm{ (tan)}}\)

Xét sơ đồ phản ứng:

\(\begin{array}{l}{\rm{ (}}{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{10}}}}{{\rm{O}}_{\rm{5}}}{\rm{)n }} \to {\rm{n}}{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{12}}}}{{\rm{O}}_6} \to 2{\rm{n}}{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{5}}}{\rm{OH}}\\{\rm{mol: 1 }} \to {\rm{ 2n}}\\{\rm{gam: 162n 92n}}\\{\rm{tan: 0,45 }} \to {\rm{ }}\frac{{0,45 \times 92{\rm{n}}}}{{162{\rm{n}}}} = \frac{{23}}{{90}}\end{array}\)

Với hiệu suất cả quá trình đạt 70%, khối lượng ethanol thu được: \(\frac{{23}}{{90}} \times 70\% \approx 0,179{\rm{ (tan)}}\)

Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK