Trang chủ Lớp 11 SBT Sinh lớp 11 - Kết nối tri thức Chương 3. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Câu hỏi trang 99 SBT Sinh lớp 11 - Kết nối tri thức: 3. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật? A...

Câu hỏi trang 99 SBT Sinh lớp 11 - Kết nối tri thức: 3. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật? A...

Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra ở các vị trí. Lời giải Câu hỏi trang 99 - Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 3 trang 98 - 99 - 100.

Câu 3.

Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật?

A. Sinh trưởng và phát triển sẽ dừng lại khi cây bước vào giai đoạn sinh sản.

B. Quá trình sinh trưởng chỉ diễn ra ở đỉnh sinh trưởng của thân.

C. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh.

D. Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra ở các vị trí, cơ quan nhất định trên cơ thể thực vật, nơi có sự tồn tại của mô phân sinh.

Phương pháp giải :

Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra ở các vị trí, cơ quan nhất định trên cơ thể thực vật như ngọn, thân, đỉnh cành, chóp rễ,… nơi có sự tồn tại của mô phân sinh.

Lời giải chi tiết:

A. Sai. Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra trong suốt đời sống của thực vật (từ giai đoạn hạt cho đến khi cây già và chết).

B. Sai. Quá trình sinh trưởng ở thực vật có thể diễn ra ở ngọn thân, đỉnh cành, chóp rễ,…

C. Sai. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật chịu sự chi phối của nhiều yếu tố môi trường như nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng,…

D. Đúng. Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra ở các vị trí, cơ quan nhất định trên cơ thể thực vật như ngọn, thân, đỉnh cành, chóp rễ,… nơi có sự tồn tại của mô phân sinh.

Câu 4.

Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về sinh trưởng sơ cấp?

1. Sinh trưởng sơ cấp diễn ra ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cây hai lá mầm thân gỗ trong suốt đời sống của nó.

2. Ở cây một lá mầm, sinh trưởng sơ cấp chỉ diễn ra ở giai đoạn cây còn non.

3. Kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp là cây cao lên và rễ cây dài ra.

4. Sinh trưởng sơ cấp không có sự tham gia của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.

Phương án trả lời đúng là:

A.1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Phương pháp giải :

Kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp là cây cao lên và rễ cây dài ra

Lời giải chi tiết:

1. Sai. Ở cây hai lá mầm thân gỗ, sinh trưởng sơ cấp chỉ diễn ra ở giai đoạn cây non, khi trưởng thành, sinh trưởng sơ cấp chỉ có ở rễ và thân non.

2. Sai. Ở cây một lá mầm, sinh trưởng sơ cấp diễn ra trong suốt đời sống của cây.

3. Đúng. Kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp là cây cao lên và rễ cây dài ra.

4. Sai. Sinh trưởng sơ cấp là kết quả hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.

Câu 5.

Cho các nhận định sau:

1. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tham gia vào sinh trưởng thứ cấp, trong khi mô phân sinh bên tham gia vào sinh trưởng sơ cấp.

2. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều cao của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng, sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của thân dựa trên hoạt động của mô phân sinh bên.

3. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng đường kính của rễ, trong khi sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của rễ.

4. Sinh trưởng sơ cấp có ở thân cây còn non, sinh trưởng thứ cấp có ở thân cây trưởng thành.

5. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp chủ yếu diễn ra ở cây hai lá mầm.

Những nhận định sai về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là:

A.1, 3 và 5.

B. 2, 3 và 4.

C. 1 và 3.

D. 1 và 5.

Phương pháp giải :

1. Sai. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tham gia vào sinh trưởng sơ cấp, trong khi mô phân sinh bên tham gia vào sinh trưởng thứ cấp.

3. Sai. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây và chiều dài của rễ, sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của thân và rễ.

Lời giải chi tiết:

C. 1 và 3.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK