Công thức phân tử cho biết thông tin nào sau đây về phân tử hợp chất hữu cơ?
A. Thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố.
B. Thành phần nguyên tố và tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố.
C. Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố và trật tự liên kết giữa các nguyên tử.
D. Tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và trật tự liên kết giữa các nguyên tử.
Công thức phân tử cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
Công thức phân tử cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
→ Chọn A.
Công thức nào sau đây là công thức phân tử của acetic acid?
A. CH3-COOH. B. C2H4O2. C. CH2O. D. CxHyOz.
Công thức phân tử cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
Acetic acid có công thức cấu tạo là CH3-COOH.
Công thức phân tử của acetic acid là C2H4O2.
→ Chọn B.
Công thức phân tử của methyl formate và glucose lần lượt là C2H4O2 và C6H12O6. Công thức đơn giản nhất của hai chất này là
A. CH2O. B. C2H4O2. C. C4H8O4. D. C6H12O6.
Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ (tỉ lệ các số nguyên tối giản).
Xét tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong methyl formate (C2H4O2): \(2:4:2 = 1:2:1\)
Xét tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong glucose (C6H12O6): \(6:12:6 = 1:2:1\)
\( \Rightarrow \) Công thức đơn giản nhất của methyl formate và glucose là CH2O.
→ Chọn A.
Trong phương pháp phổ khối lượng, đối với các hợp chất đơn giản, thường mảnh có giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M+] và giá trị này bằng giá trị ...... của chất nghiên cứu. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là.
A. phân tử khối. B. nguyên tử khối. C. điện tích ion. D. khối lượng.
Phương pháp phổ khối lượng được sử dụng để xác định khối lượng phân tử các hợp chất hữu cơ. Trong máy khối phổ, chất nghiên cứu bị bắn phá bởi một dòng electron tạo ra các mảnh ion. Mảnh ion [M+] được gọi là mảnh ion phân tử. Giá trị m/z của mỗi mảnh ion và hàm lượng tương đối của chúng được thể hiện trên phổ khối lượng. Đối với các hợp chất đơn giản, thường mảnh có giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M+] và giá trị này bằng giá trị phân tử khối của chất nghiên cứu.
Trong phương pháp phổ khối lượng, đối với các hợp chất đơn giản, thường mảnh có giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M+] và giá trị này bằng giá trị phân tử khối của chất nghiên cứu.
→ Chọn A.
Hình sau đây là phổ khối lượng của phân tử acetic acid.
Phân tử khối của acetic acid bằng
A. 43. B. 45. C. 60. D. 29.
Trong phương pháp phổ khối lượng, đối với các hợp chất đơn giản, thường mảnh có giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M+] và giá trị này bằng giá trị phân tử khối của chất nghiên cứu.
Dựa vào phổ khối lượng của phân tử acetic acid, ta thấy giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M+] là 60, do đó phân tử khối của acetic acid bằng 60.
→ Chọn C.
Hình sau đây là phổ khối lượng của phân tử benzene.
Phân tử khối của benzene bằng
A. 76. B. 77. C. 78. D. 79.
Trong phương pháp phổ khối lượng, đối với các hợp chất đơn giản, thường mảnh có giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M+] và giá trị này bằng giá trị phân tử khối của chất nghiên cứu.
Dựa vào phổ khối lượng của phân tử benzene, ta thấy giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M+] là 60, do đó phân tử khối của benzene bằng 78.
→ Chọn C.
Một hợp chất hữu cơ A chứa 32% C, 4% H và 64% O về khối lượng. Biết một phân tử A có 6 nguyên tử oxygen, công thức phân tử của A là
A. C2H3O3. B. C4H6O6. C. C6H12O6. D. C6H4O6.
Thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ (CxHyOzNt) từ phân tử khối (M) được khái quát như sau:
\({\rm{x = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{C}}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; y = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{{\rm{1}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; z = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{O}}}}}{{{\rm{16}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; t = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{N}}}}}{{{\rm{14}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}\)
Với x, y, z, t lần lượt là số nguyên tử C, số nguyên tử H, số nguyên tử O, số nguyên tử N; %mC, %mH, %mO, %mN lần lượt là % khối lượng của các nguyên tố C, H, O, N trong hợp chất hữu cơ.
Ta có: \({\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{O}}} = 64\% \Leftrightarrow \frac{{6 \times 16}}{{{{\mathop{\rm M}\nolimits} _A}}} \times 100\% = 64\% \Rightarrow {{\mathop{\rm M}\nolimits} _A} = 150{\rm{ (g/mol)}}\)
Gọi công thức phân tử của A là CxHyO6.
\(\begin{array}{l}{\rm{x = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{C}}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{32}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{150}}{{{\rm{100}}}} = 4\\{\rm{y = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{{\rm{1}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ = }}\frac{4}{{\rm{1}}} \times \frac{{150}}{{{\rm{100}}}} = 6\end{array}\)
Vậy công thức phân tử của A là C4H6O6.
→ Chọn B.
Một hợp chất hữu cơ X chứa 37,5% C, 3,2% H và 59,3% F về khối lượng. Cho bay hơi 1,00 g chất này tại 90 oC với áp suất 0,50 bar thì thể tích thu được là 0,93 L. Xác định công thức phân tử của X.
Thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ (CxHyOzNt) từ phân tử khối (M) được khái quát như sau:
\({\rm{x = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{C}}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; y = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{{\rm{1}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; z = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{O}}}}}{{{\rm{16}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; t = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{N}}}}}{{{\rm{14}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}\)
Với x, y, z, t lần lượt là số nguyên tử C, số nguyên tử H, số nguyên tử O, số nguyên tử N; %mC, %mH, %mO, %mN lần lượt là % khối lượng của các nguyên tố C, H, O, N trong hợp chất hữu cơ.
Tại 90 oC với áp suất 0,50 bar thì số mol của 0,93 L khí X là \({{\rm{n}}_{\rm{X}}} = \frac{{{\rm{P}}{\rm{.V}}}}{{{\rm{R}}{\rm{.T}}}} = \frac{{0,5.1.0.93}}{{0.082.(90 + 273)}} \approx 0,0156{\rm{ }}({\rm{mol}})\)
\({{\rm{M}}_{\rm{X}}} = \frac{1}{{0.0156}} \approx {\rm{64 }}({\rm{g/mol}})\)
Gọi công thức phân tử của X là CxHyFz.
\(\begin{array}{l}{\rm{x = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{C}}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}} = \frac{{37,5}}{{12}} \times \frac{{64}}{{100}} = 2\\{\rm{y = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{{\rm{1}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}} = \frac{{3,2}}{1} \times \frac{{64}}{{100}} \approx 2\\{\rm{z = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{F}}}}}{{{\rm{19}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}} = \frac{{59,3}}{{19}} \times \frac{{64}}{{100}} \approx 2\end{array}\)
Vậy công thức phân tử của X là C2H2F2.
Vitamin C (ascorbic acid) chứa 40,92% C, 4,58% H và 54,50% O về khối lượng. Hình sau đây là phổ khối lượng của ascorbic acid:
Xác định công thức thực nghiệm và công thức phân tử của ascorbic acid.
Có thể dự đoán phân tử khối của hợp chất hữu cơ đơn giản bằng tín hiệu của mảnh ion phân tử (kí hiệu là [M+]). Mảnh ion phân tử này thường ứng với tín hiệu có giá trị m/z lớn nhất.
Thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ (CxHyOzNt) từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối (M) được khái quát như sau:
\({\rm{x = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{C}}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; y = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{{\rm{1}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; z = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{O}}}}}{{{\rm{16}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; t = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{N}}}}}{{{\rm{14}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}\)
Với x, y, z, t lần lượt là số nguyên tử C, số nguyên tử H, số nguyên tử O, số nguyên tử N; %mC, %mH, %mO, %mN lần lượt là % khối lượng của các nguyên tố C, H, O, N trong hợp chất hữu cơ.
Gọi công thức phân tử của ascorbic acid là CxHyOz.
Từ phổ khối lượng của ascorbic acid, ta có: \({{\rm{M}}_{{\rm{ascorbic acid}}}} = 176\)
\(\begin{array}{l}{\rm{x = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{C}}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ = }}\frac{{40,92}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{176}}{{{\rm{100}}}} \approx 6\\{\rm{y = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{{\rm{1}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ = }}\frac{{4,58}}{{\rm{1}}} \times \frac{{176}}{{{\rm{100}}}} \approx 8\\{\rm{z = }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{O}}}}}{{{\rm{16}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ = }}\frac{{54,5}}{{{\rm{16}}}} \times \frac{{176}}{{{\rm{100}}}} \approx 6\end{array}\)
Vậy công thức phân tử của ascorbic acid là C6H8O6.
Đốt cháy 20,63 mg hợp chất Y, chỉ chứa C, H và O, bằng lượng dư khí oxygen tạo 57,94 mg CO2 và 11,85 mg H2O.
a) Tính khối lượng (theo mg) của C, H và O trong hợp chất Y.
b) Xác định công thức thực nghiệm của Y.
c) Dựa trên phổ khối lượng của Y như hình cho dưới đây, xác định công thức phân tử của Y.
Một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là CxHyOz. Thiết lập công thức đơn giản nhất bằng cách lập tỉ lệ x : y : z ở dạng số nguyên tối giản p : q : r.
Lập tỉ lệ mol của các nguyên tố \({\rm{x}}:{\mathop{\rm y}\nolimits} :{\rm{z}} = {{\rm{n}}_{\rm{C}}}:{{\rm{n}}_{\rm{H}}}:{{\rm{n}}_{\rm{O}}} = {\rm{p}}:{\rm{q}}:{\rm{r}}\)
Từ đó thiết lập được công thức đơn giản nhất: CpHqOr.
Mối quan hệ giữa công thức phân tử và công thức đơn giản nhất:CxHyOz = (CpHqOr)n
Trong đó: p, q, r là các số nguyên tối giản; x, y, z, n là các số nguyên dương.
Khi biết phân tử khối, xác định được giá trị n, từ đó suy ra công thức phân tử.
a) Bảo toàn nguyên tố C: \({{\rm{n}}_{\rm{C}}} = {{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}}} \Rightarrow {{\rm{m}}_{\rm{C}}} = \frac{{57,94}}{{44}} \times 12 \approx 15,81{\rm{ (mg)}}\)
Bảo toàn nguyên tố H: \({{\rm{n}}_{\rm{H}}} = 2{{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}}} \Rightarrow {{\rm{m}}_{\rm{H}}} = 2 \times \frac{{11,85}}{{18}} \times 1 \approx 1,317{\rm{ (mg)}}\)
\( \Rightarrow {{\rm{m}}_{\rm{O}}} = {{\rm{m}}_{\rm{Y}}} - ({{\rm{m}}_{\rm{C}}} + {{\rm{m}}_{\rm{H}}}) = 20,63 - (15,81 + 1,317) = 3,503{\rm{ (mg)}}\)
b) Ta có tỉ lệ mol của các nguyên tố:
\(\frac{{15,81}}{{12}}:\frac{{1,371}}{1}:\frac{{3,503}}{{16}} = 1,318:1,371:0,219 = 6:6:1\)
Vậy công thức thực nghiệm của Y là C6H6O.
c) Từ phổ khối lượng của Y, ta có: \({{\rm{M}}_{\rm{Y}}} = 94\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {{\rm{M}}_{{{\left( {{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{\rm{6}}}{\rm{O}}} \right)}_{\rm{n}}}}} = 94\\ \Leftrightarrow (12 \times 6 + 1 \times 6 + 16) \times {\rm{n}} = 94\\ \Rightarrow {\rm{n}} = \frac{{94}}{{94}} = 1\end{array}\)
Vậy công thức phân tử của Y là C6H6O.
Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK