Công thức nào trong các công thức sau đây cho phép xác định năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch (trong trường hợp dòng điện không đổi)?
A. \({\rm A} = U{I^2}t\)
B. \({\rm A} = {U^2}It\)
C. \({\rm A} = UIt\)
D. \({\rm A} = \frac{{UI}}{t}\)
Năng lương và công suất điện
Công thức xác định năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch (trong trường hợp dòng điện không đổi) là \({\rm A} = UIt\)
Đáp án :C
Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt?
A. \({\rm P} = UI\)
B. \({\rm P} = R{I^2}\)
C. \({\rm P} = {R^2}I\)
D. \({\rm P} = \frac{{{U^2}}}{R}\)
Năng lương và công suất điện
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là : \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = U.I = R.{I^2}\)
Đáp án : C
Đơn vị đo năng lượng điện tiêu thụ là
A. kW
B. kV.
C. k\(\Omega \).
D. kWh.
Năng lương và công suất điện
Đơn vị đo năng lượng điện tiêu thụ là Jun và kWh
Đáp án : D
Cho dòng điện I chạy qua hai điện trở \({R_1}\) và \({R_2}\) mắc nối tiếp. Mối liên hệ giữa nhiệt lượng toả ra trên mỗi điện trở và giá trị các điện trở là:
A. \(\frac{{{Q_1}}}{{{Q_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)
B. \(\frac{{{Q_2}}}{{{Q_1}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)
C. \({Q_1}{R_1} = {Q_2}{R_2}\)
D. \({Q_2}{Q_1} = {R_2}{R_1}\)
Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra :\(Q = {I^2}.R.t\)
Do hai điện trở mắc nối tiếp => \({I_1} = {I_2} = I\)
=> \({Q_1} = {I^2}.{R_1}.t\) và \({Q_2} = {I^2}.{R_2}.t\) => \(\frac{{{Q_1}}}{{{Q_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)
Đáp án : A
Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 4 V thì dòng điện qua bóng đèn có cường độ là 600 mA. Công suất tiêu thụ của bóng đèn này là :
A. 24 W.
B. 2,4 W.
C. 2 400 W.
D. 0,24 W.
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là : \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = U.I = R.{I^2}\)
Công suất tiêu thụ của bóng đèn này là : \(P = U.I = {4.600.10^{ - 3}} = 2,4W\)
Đáp án : B
Trên một bàn là điện có ghi thông số 220 V - 1 000 W. Điện trở của bàn là điện này là
A. 220 \(\Omega \)
B. 48,4 \(\Omega \)
C. 1 000\(\Omega \)
D. 4,54\(\Omega \)
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là : \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = U.I = R.{I^2}\)
Điện trở của bàn là điện này là \(R = \frac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}} = \frac{{{{220}^2}}}{{1000}} = 48,4\Omega \)
Đáp án : B
Trên vỏ một máy bơm nước có ghi 220 V - 1 100 W. Cường độ dòng điện định mức của máy bơm là
A. I = 0,5A
B. I = 50A
C. I = 5A
D. I = 25A
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là : \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = U.I = R.{I^2}\)
Cường độ dòng điện định mức của máy bơm là :
\({I_{dm}} = \frac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \frac{{1100}}{{220}} = 5A\)
Đáp án : C
Nếu đồng thời tăng điện trở dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn lên hai lần, giảm thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn hai lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn sẽ tăng
A. 4 lần
B. 8 lần
C. 12 lần
D. 16 lần
Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra :\(Q = {I^2}.R.t\)
Nhiệt lượng tỏa ra :\(Q = {I^2}.R.t\) => đồng thời tăng điện trở dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn lên hai lần, giảm thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn hai lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn sẽ tang lên 4 lần .
Đáp án : A
Một bếp điện hoạt động liên tục trong 4 giờ ở hiệu điện thế 220 V. Khi đó, số chỉ của công tơ điện tăng thêm 3 số, Công suất tiêu thụ của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên là bao nhiêu?
A. \({\rm P} = 750kW\)và \({\rm I} = 341A\)
B. \({\rm P} = 750W\)và \({\rm I} = 3,41A\)
C. \({\rm P} = 750J\)và \({\rm I} = 3,41A\)
D. \({\rm P} = 750W\)và \({\rm I} = 3,41mA\)
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là : \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = U.I = R.{I^2}\)
Số chỉ của công tơ điện tăng thêm 3 số , nghĩa là điện năng tiêu thụ của bếp là \(A = 3\left( {kWh} \right)\)
Công suất của bếp điện : \({\rm P} = \frac{A}{t} = \frac{3}{4} = 0,75\left( {kW} \right) = 750W\)
Cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên là : \(I = \frac{P}{U} = \frac{{750}}{{220}} = 3,41A\)
Đáp án :B
Một trường học có 20 phòng học, tính trung bình mỗi phòng học sử dụng điện trong 10 giờ mỗi ngày với một công suất điện tiêu thụ 500 W.
a) Tính công suất điện tiêu thụ trung bình của trường học trên.
b) Tính năng lượng điện tiêu thụ của trường học trên 30 ngày.
c) Tính tiền điện của trường học trên phải trả trong 30 ngày với giá điện 2 000 đ/kWh
d) Nếu tại các phòng học của trường học trên, các bạn học sinh đều có ý thức tiết kiệm điện bằng cách tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Thời gian
dùng các thiết bị điện ở mỗi phòng học chỉ còn 8 giờ mỗi ngày. Em hãy tính
tiền điện mà trường học trên đã tiết kiệm được trong một năm học (9 tháng,
mỗi tháng 30 ngày).
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là : \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = U.I = R.{I^2}\)
a) Công suất điện tiêu thụ trung bình của trường học trên là : \({P^’} = 500.20 = 10kW\)
b) Năng lượng điện tiêu thụ của trường học trên trong 30 ngày là
\(A = {P^’}.t = 500.20.10.3600.30 = 10800000kJ = 3000(kWh)\)
c) Tiền điện của trường học trên phải trả trong 30 ngày với giá điện 2 000 đ/kWh là \(3000.2000 = 6000000\) (đồng )
d) Tiền điện của trường học trên phải trả trong 9 tháng với giá điện 2 000 đ/kWh là \(6000000.9 = 54000000\) (đồng )
Khi thời gian dùng các thiết bị điện ở mỗi phòng học chỉ còn 8 giờ mỗi ngày thì Năng lượng điện tiêu thụ của trường học trên trong 30 ngày là :
\(A = {P^’}.t = 500.20.8.3600.30 = 8640000kJ = 2400(kWh)\)
Khi đó tiền điện của trường học trên phải trả trong 30 ngày với giá điện 2 000 đ/kWh là : \(2400.2000 = 4800000\) (đồng )
Và Tiền điện của trường học trên phải trả trong 9 tháng với giá điện 2 000 đ/kWh là \(4800000.9 = 43200000\) (đồng )
=> Khi giảm thời gian sử dụng , số tiền điện trường học trên đã tiết kiệm được trong một năm là : \(54000000 - 43200000 = 10800000\)(đồng )
Một đoạn mạch gồm một bóng đèn có ghi 9 V- 4,5 W được mắc nối tiếp với một biến trở và được đặt vào hiệu điện thể không đổi 12V như Hình 25.1. Điện trở của dây nối và ampe kế rất nhỏ
a) Bóng đèn sáng bình thường, tính điện trở của biến trở và số chỉ của ampe kế khi đó.
b) Tính năng lượng điện tiêu thụ của toàn mạch trong thời gian 30 phút.
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là : \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = U.I = R.{I^2}\)
a) Để đèn sáng bình thường , hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua đèn là :
\({U_d} = {U_{dm}} = 9(V)\) và \({I_d} = {I_{dm}} = \frac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \frac{{4,5}}{9} = 0,5\left( A \right)\)
=> Hiệu điện thế qua biến trở khi đó : \({U_R} = U - {U_d} = 12 - 9 = 3\left( V \right)\)
=> Giá trị của biến trở là : \(R = \frac{{{U_R}}}{I} = \frac{3}{{0,5}} = 6\Omega \)
b) Năng lượng điện tiêu thụ của toàn mạch trong thời gian 30 phút là :
\(A = U.I.t = 12.0,5.30.60 = 5400\left( J \right)\)
Trên một bàn là có ghi 110 V - 550 W và trên bóng đèn dây tóc có ghi
110V - 100 W.
a) Tính điện trở của bàn là và của bóng đèn khi chúng hoạt động bình thường.
b) Có thể mắc nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220 V được không? Vì sao? (Cho rằng điện trở của bóng đèn và của bàn là không đổi).
c) Có thể mắc nối tiếp hai dụng cụ này vào hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để chúng không bị hỏng? Tính công suất tiêu thụ của mỗi dụng cụ khi đó.
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là : \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = U.I = R.{I^2}\)
a) Điện trở của bàn là là : \({R_1} = \frac{{U_{dm1}^2}}{{{P_{dm1}}}} = \frac{{{{110}^2}}}{{550}} = 22\Omega \)
Điện trở của bóng đèn là : \({R_2} = \frac{{U_{dm2}^2}}{{{P_{dm2}}}} = \frac{{{{110}^2}}}{{100}} = 121\Omega \)
b) Khi mắc nối tiếp bàn là và đèn vào hiệu điện thế 220V, điện trở tương đương của mạch là: \({R_{12}} = {R_1} + {R_2} = 22 + 121 = 143\Omega \)
=> Dòng điện chạy qua chúng có cường độ là : \({I_1} = {I_2} = I = \frac{U}{{{R_{12}}}} = \frac{{220}}{{143}} = 1,538{\rm A}\)
Khi đó hiệu điện thế đặt vào bàn là là : \({U_1} = I{R_1} = 1,538.22 = 33,836V\)
Hiệu thế đặt vào bóng đèn là : \({U_2} = U - {U_1} = 220 - 33,836 = 186,164V\)
Ta thấy \({U_2} > {U_{dm2}}\) nên đèn sẽ hỏng do vậy không thể mắc nối tiếp hai dụng cụ điện này vào hiệu điện thế 220V.
c) Cường độ định mức của bàn là và đèn tương ứng là:
\({I_{dm1}} = \frac{{{P_{dm1}}}}{{{U_{dm1}}}} = \frac{{550}}{{110}} = 5A\) và \({I_{dm2}} = \frac{{{P_{dm2}}}}{{{U_{dm2}}}} = \frac{{100}}{{110}} = 0,9A\)
Khi mắc nối tiếp hai dụng cụ điện này thì dòng điện chạy qua chúng có cùng cường độ và chỉ có thể lớn nhất là Imax = Iđm2 = 0,9A, vì nếu lớn hơn thì bóng đèn sẽ hỏng. Vậy có thể mắc nối tiếp hai dụng cụ này vào hiệu điện thế lớn nhất là:
Umax = Imax .(R1 + R2) = 128,7 V
Công suất của bàn là khi đó: P1 = R1.I2 = 22.0,92 = 17,82 W.
Công suất của đèn khi đó: P2 = R2.I2 = 121.0,92 = 98,01 W.
Cho mạch điện như Hình 25.2. Nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi, điện trở \({R_0}\) không đổi.
a) Xác định R để công suất tiêu thụ trên R là cực đại. Tính giá trị cực đại đó.
b) Gọi công suất tiêu thụ cực đại trên R \({{\rm P}_{\max }}\) chứng tỏ rằng với công suất của mạch \({\rm P}
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là : \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = U.I = R.{I^2}\)
a) Ta có công suất \({P_R} = {U^2}.\frac{R}{{{{\left( {{R_0} + R} \right)}^2}}} = \frac{{{U^2}}}{{{{\left( {\frac{{{R_0}}}{{\sqrt R }} + \sqrt R } \right)}^2}}}\left( 1 \right)\)
=> \({P_{R\max }} = > \) \({\left( {\frac{{{R_0}}}{{\sqrt R }} + \sqrt R } \right)_{\min }} = > \frac{{{R_0}}}{{\sqrt R }} = \sqrt R = > {R_0} = R\)
b) Từ (1) => \({P_R}.{\left( {{R_0} + R} \right)^2} = {U^2}.R = > {P_R}.R_0^2 + {P_R}.{R^2} + 2{P_R}.{R_0}.R - {U^2}.R = 0\)
=> \({P_R}.R_0^2 - \left( {{U^2} - 2{P_R}.{R_0}} \right)R + {P_R}.{R^2} = 0\left( 2 \right)\)
Khi \({\rm P}
\({R_1} = \frac{{{U^2} - 2{P_R}.{R_0} + \sqrt \Delta }}{{2{P_R}}}\) và \({R_2} = \frac{{({U^2} - 2{P_R}.{R_0}) - \sqrt \Delta }}{{2{P_R}}}\)
=> \({R_1}{R_2} = R_0^2\) (đpcm )
Hai dây điện trở của một bếp điện được mắc song song giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 220 V. Cường độ dòng điện qua mỗi dây có giá trị lần lượt là 1,6 A và 3,5A.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Để có công suất của bếp là 1 600 W, người ta phải cắt bỏ bớt một đoạn của
dây thứ nhất rồi lại mắc song song với dây thứ hai vào hiệu điện thế nói trên. Hãy tính điện trở của sợi dây bị cắt bỏ đó.
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là : \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = U.I = R.{I^2}\)
a) Điện trở của 2 dây bếp là : \({R_1} = \frac{U}{{{I_1}}} = \frac{{220}}{{1,6}} = 137,5\Omega \) và \({R_2} = \frac{U}{{{I_2}}} = \frac{{220}}{{3,5}} = \frac{{440}}{7}\Omega \)
Điện trở tương đương của đoạn mạch là : \({R_{td}} = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{137,5.\frac{{440}}{7}}}{{137,5 + \frac{{440}}{7}}} = 43\Omega \)
b) Gọi phần điện trở cắt bỏ là \({R_3}\) ta có : \({P^’} = U\left( {\frac{1}{{{R_1} - {R_3}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}}} \right)\)
\(220\left( {\frac{1}{{137,5 - {R_3}}} + \frac{7}{{440}} + \frac{1}{{{R_3}}}} \right) = 1600\) giải pt \( = > {R_3} = 0,138\Omega \)
Một ấm điện bằng nhôm có khối lượng 0,4 kg chứa 2 kg nước ở 20°C.
Muốn đun sôi lượng nước đó trong 16 phút thì ấm phải có công suất là bao
nhiêu? Biết rằng nhiệt dung riêng của nước là c = 4 200 J/kg.K, nhiệt dung
riêng của nhôm là \({c_1}\) = 880 J/kg.K và 27,1% nhiệt lượng toả ra môi trường
xung quanh.
Công thức tính nhiệt lượng cần để tăng nhiệt : \(Q = mc\Delta t\)
Năng lượng tiêu thụ điện : \(A = Pt\)
Nhiệt lượng cần để tăng nhiệt độ của ấm từ \({20^0}C\) tới \({100^0}C\)là :
\({Q_1} = {m_1}.{c_1}.\left( {{t_2} - {t_1}} \right) = 0,4.880.\left( {100 - 25} \right) = 26400\left( J \right)\)
Nhiệt lượng cần để tăng nhiệt độ của nước từ \({20^0}C\) tới \({100^0}C\)là :
\({Q_2} = {m_2}.{c_2}.\left( {{t_2} - {t_1}} \right) = 2.4200.\left( {100 - 25} \right) = 630000\left( J \right)\)
Nhiệt lượng tổng cộng cần thiết : \(Q = {Q_1} + {Q_2} = 26400 + 630000 = 656400\left( J \right)\left( 1 \right)\)
Mặt khác nhiệt lượng có ích để đun nước do ấm điện cung cấp trong 16 phút là : \(H = \frac{Q}{{{Q_{tp}}}} = > Q = H.{Q_{tp}}\) mà ta lại có \({Q_{tp}} = A = P.t = > Q = H.P.t = > P = \frac{Q}{{H.t}}\left( 2 \right)\)
Hiệu suất của quá trình : \(H = 100\% - 27,1\% = 72,9\% \)
Từ (1) và (2) => \(P = \frac{Q}{{H.t}} = \frac{{656400.100}}{{72,9.16.60}} = 937,93\left( W \right)\)
Một bếp điện sợi đốt tiêu thụ công suất \({\rm P}\) = 1,1 kW được dùng ở mạng điện có hiệu điện thế U = 120 V. Dây nối từ ổ cắm vào bếp điện r = 1 \(\Omega \).
a) Tính điện trở R của bếp điện khi hoạt động bình thường.
b) Tính nhiệt lượng toả ra ở bếp điện khi sử dụng liên tục bếp điện trong thời
gian nửa giờ.
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là : \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = U.I = R.{I^2}\)
a) Ta có công thức : \(P = R{\left( {\frac{U}{{1 + R}}} \right)^2} = 1100 = > 11{R^2} - 122R + 11 = 0\)(1)
Giải pt (1) ta có hai nghiệm \({R_1} = 11\Omega ;{R_2} = \frac{1}{{11}}\Omega \)(loại vì nếu thế thì hiệu điện thế ở bếp điện \(U = \sqrt {P.R} = 10V)\)=> vô lý => \(R = 11\Omega \)(t/m)
b) Nhiệt lượng toả ra ở bếp điện khi sử dụng liên tục bếp điện trong thời
gian nửa giờ là : \(Q = P.t = 1100.30.60 = 1980kJ\)
Nguồn điện có điện trở trong r = 2\(\Omega \) , cung cấp một công suất P cho mạch ngoài là điện trở \({R_1} = 0,5\Omega \). Mắc thêm vào mạch ngoài điện trở \({R_2}\) thì công suất tiêu thụ mạch ngoài không đổi. Hỏi \({R_2}\)nối tiếp hay song song với \({R_1}\)và có giá trị bao nhiêu?
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là : \(P = R.{I^2} = \frac{{{\xi ^2}}}{{{{\left( {R + r} \right)}^2}}}.R\)
Giả sử mắc nối tiếp 2 điện trở
Công suất tiêu thụ của mạch ngoài không đổi => \({P_1} = {P_2}\)=> \(\frac{{{\xi ^2}}}{{{{\left( {{R_1} + r} \right)}^2}}}.{R_1} = \frac{{{\xi ^2}}}{{{{\left( {{R_2} + {R_1} + r} \right)}^2}}}.({R_2} + {R_1}) = > \frac{{0,5}}{{2,{5^2}}} = \frac{{\left( {0,5 + {R_2}} \right)}}{{{{\left( {2,5 + {R_2}} \right)}^2}}} = > {R_2} = 7,5\Omega \) (t/m )
=> \({R_2}\)nối tiếp với \({R_1}\)
Một nguồn điện có suất điện động \(\xi \) = 6 V, điện trở trong r = 2\(\Omega \), mạch ngoài có điện trở R.
a) Tính R để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 W.
b) Với giá trị nào của R thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là lớn nhất. Tính
giá trị đó.
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là : \(P = R.{I^2} = \frac{{{\xi ^2}}}{{{{\left( {R + r} \right)}^2}}}.R\)
a) Công suất tiêu thụ ở mạch ngoài \({P_1} = 4W\)ta có : \(P = R.{I^2} = \frac{{{\xi ^2}}}{{{{\left( {R + r} \right)}^2}}}.R\)
=> \(4 = \frac{{{6^2}R}}{{{{(R + 2)}^2}}} = > 4{R^2} - 20R + 16 = 0 = > [_{R = 4\Omega }^{R = 1\Omega }\)
b) Công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất : \(P = R.{I^2} = \frac{{{\xi ^2}}}{{{{\left( {R + r} \right)}^2}}}.R = \frac{{{\xi ^2}}}{{{{\left( {\sqrt R + \frac{r}{{\sqrt R }}} \right)}^2}}}\)
Áp dụng bất đẳng thức co si ta có : \(\sqrt R + \frac{r}{{\sqrt R }} \ge 2\sqrt r = > {P_{\max }} = \frac{{{\xi ^2}}}{{4r}}\) dấu bằng xảy ra khi \(R = r = 2\Omega \)=> Khi đó \({P_{\max }} = \frac{{{6^2}}}{{4.2}} = 4,5W\)
Hai điện trở \({R_1}\) và \({R_2}\)được mắc vào hiệu điện thế không đổi. Hỏi trong
trường hợp mắc nói tiếp hai điện trở và mắc song song hai điện trở thì đoạn mạch nào tiêu thụ công suất lớn hơn?
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là : \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = U.I = R.{I^2}\)
Áp dụng công thức \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = U.I = R.{I^2}\) vào 2 điện trở mắc song song trong hiệu điện thế U không đổi => \({P_{ss}} = \frac{{{U^2}}}{{{R_{td}}}} = \frac{{{U^2}}}{{\frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}}}\)
Áp dụng vào 2 điện trở nối tiếp : => \({P_{nt}} = \frac{{{U^2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)
=> \(\frac{{{P_{ss}}}}{{{P_{nt}}}} = \frac{{\frac{{{U^2}}}{{\frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}}}}}{{\frac{{{U^2}}}{{{R_1} + {R_2}}}}} = \frac{{{{\left( {{R_1} + {R_2}} \right)}^2}}}{{{R_1}{R_2}}}\) do điện trở \({R_1};{R_2}\)là các số không âm nên áp dụng BDT cosi => \({R_1} + {R_2} \ge 2\sqrt {{R_1}{R_2}} = > {\left( {{R_1} + {R_2}} \right)^2} \ge 4{R_1}{R_2} = > \frac{{{{\left( {{R_1} + {R_2}} \right)}^2}}}{{{R_1}{R_2}}} \ge 4\)=> mắc song song hai điện trở thì tiêu thụ công suất lớn hơn.
Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK