Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí Bài tập 2 trang 10 SBT Văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức: Lại văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong SGK Văn 11, tập hai (tr. 36 – 37), đoạn từ“Từ đây...

Bài tập 2 trang 10 SBT Văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức: Lại văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong SGK Văn 11, tập hai (tr. 36 – 37), đoạn từ“Từ đây...

Đọc kĩ nhận xét để chỉ ra những thông tin cơ bản về sông Hương và thành phố Huế. Soạn Câu 1, 2, 3, 4, 5 - Bài 2 trang 10 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức - Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 7. Đọc lại văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 36 – 37), đoạn từ“Từ đây...

Đọc lại văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 36 – 37), đoạn từ“Từ đây, như đã tìm đúng đường về” đến “chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng” và trả lời các câu hỏi:

Câu hỏi:

Câu 1

Đoạn trích cung cấp những thông tin cơ bản nào về sông Hương và thành phố Huế?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ nhận xét để chỉ ra những thông tin cơ bản về sông Hương và thành phố Huế.

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích cung cấp một số thông tin cơ bản về sông Hương và thành phố Huế Hướng chảy, nhịp chảy của sông Hương ở từng quãng gắn với những địa danh cụ thể của thành phố Huế; nằm bên hai bờ sông Hương, Huế vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ; đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương toả đi khắp phố thị; sinh hoạt của những xóm thuyền chài ven sông Hương.


Câu hỏi:

Câu 2

Tính chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại đoạn trích để chỉ ra tính chất trữ tình.

Lời giải chi tiết :

- Trong đoạn trích, tính chất trữ tình được thể hiện qua một số yếu tố: - Những hình ảnh đẹp, lôi cuốn, in đậm cái nhìn đầy tình cảm của tác giả (“sông Hương vui tươi hẳn lên”; “dòng sông mềm hẳn đi”; dòng sông “chảy lặng lờ; “sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình”;...).

- Lối so sánh mang đậm dấu ấn chủ quan: “đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”; “sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh” “trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điển Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”;

- Sự thể hiện trực tiếp cái tôi tác giả: đại từ “tôi” nhiều lần xuất hiện, gắn với trạng thái cảm xúc của người viết trước nét đẹp riêng của sông Hương và thành phố Huế.


Câu hỏi:

Câu 3

Đặc điểm nào của sông Hương được tác giả nhấn mạnh? Tác giả đã dung những cách thức nào để nhấn mạnh đặc điểm đó?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra đặc điểm của sông Hương được tác giả nhấn mạnh

Lời giải chi tiết :

- Nhịp chảy lặng lờ, chầm chậm của sông Hương là điều được tác giả nhấn mạnh trong đoạn trích.

- Để nhấn mạnh những đặc điểm đó, tác giả đã sử dụng một số cách thức sau: Nêu những yếu tố tác động làm giảm tốc độ chảy của dòng nước (những nhánh sông đào dẫn nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị; hai hòn đảo nhỏ trên sông); dùng hình ảnh ví von: sông Hương khi qua thành phố đã trôi chậm, “cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”; dùng cách đối sánh: nhịp chảy lặng lờ của sông Hương càng nổi bật hơn khi đối sánh với dòng chảy băng băng của sông Nê-va (Neva); nhịp chảy của sông Hương được tác giả xem là điệu “slow tình cảm dành riêng cho Huế”;...


Câu hỏi:

Câu 4

Khám phá sông Hương, tác giả có những liên tưởng gì? Phân tích ý nghĩa của những liên tưởng đó.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại đoạn trích để đưa ra liên tưởng về khám phá sông Hương. Từ đó rút ra ý nghĩa của những liên tưởng.

Lời giải chi tiết :

- Trong đoạn trích, nhân nói về sông Hương, tác giả đã có những liên tưởng phong phú, bất ngờ, giàu ý nghĩa.

+ Chẳng hạn: Đường cong mềm mại của sông Hương khiến tác giả liên tưởng đến “tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”; hình ảnh sông Hương nằm giữa lòng thành phố Huế khiến tác giả liên tưởng đến sông Xen (Seine) của Pa-ri (Paris), sông Đa-nuýp (Danube) của Bu-đa-pét (Budapest); dòng chảy chầm chậm, lặng lờ của sông Hương khiến tác giả liên tưởng đến dòng Nê-va chảy xiết, đến câu nói bất hủ của một nhà triết học xưa về dòng đời chảy trôi bất tận, từ đó thêm quý cái lững lờ, nên thơ chỉ có ở con sông quê hương.


Câu hỏi:

Câu 5

Nhận xét về đặc điểm hình thức của các câu văn trong đoạn trích. Nêu tác dụng của các câu văn có đặc điểm như vậy.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản để nhận xét về đặc điểm hình thức của các câu văn. Từ đó rút ra tác dụng của các câu văn.

Lời giải chi tiết :

- Ở đoạn trích này, tác giả chủ yếu viết các câu văn dài, nhiều vế, cấu trúc khá phức tạp. Những câu văn như thế vừa có khả năng chuyển tải nhiều thông tin (cả thông tin về đối tượng và thông tin về tình cảm của người viết dành cho đối tượng đó), vừa tạo ra nhịp điệu riêng, chậm rãi, phù hợp với hình ảnh được miêu tả và cảm xúc của người viết, góp phần làm nên giọng điệu riêng trong tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK