Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình Bài tập 7 trang 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức: Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ có điểm gì độc đáo?...

Bài tập 7 trang 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức: Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ có điểm gì độc đáo?...

Đọc kĩ toàn bộ đoạn thơ để nhận xét về cấu tứ. Hướng dẫn soạn Câu 1, 2, 3, 4, 5 - Bài 7 trang 11 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức - Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 2. Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ có điểm gì độc đáo? Trong cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật trữ tình, “em” đóng vai trò gì trong đời sống...

Đọc đoạn thơ của Chế Lan Viên và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi:

Câu 1

Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ có điểm gì độc đáo?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ toàn bộ đoạn thơ để nhận xét về cấu tứ.

Lời giải chi tiết :

- Bài thơ được triển khai thành các khổ thơ, mỗi khổ có 2 dòng thơ. Tập trung hướng về em, với tình yêu cháy bỏng, nồng nhiệt.

- Điểm độc đáo là mỗi khổ chỉ gồm 2 dòng thơ và kết thúc lại bằng 1 dòng thơ.


Câu hỏi:

Câu 2

Trong cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật trữ tình, “em” đóng vai trò gì trong đời sống, trong việc xây đắp nên hạnh phúc, nên “tình ta”?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại đoạn thơ, nhận xét về vai trò của nhân vật “em”.

Lời giải chi tiết :

Vai trò: Vai trò và sức mạnh quan trọng của “em” đối với anh, không biết từ lúc nào, bóng dáng em đã in hằn trong tâm trí và trái tim của anh. Khi có em lòng anh bỗng thấy thật vui, em mang một sức sống tươi mới, làm cho cảnh vật cũng vì thề mà đâm trồi nảy nở.


Câu hỏi:

Câu 3

Hai câu thơ “Sợ gì chim bay đi/Mang bóng chiều bay hết” có mối liên hệ như thế nào về mặt nội dung với những câu trước đó và sau đó.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại đoạn thơ chú ý hai câu thơ và nhìn lại những câu thơ trước và sau để chỉ ra mối liên hệ.

Lời giải chi tiết :

Mối liên hệ về mặt nội dung đó là: Ở câu thơ đầu đó là hình ảnh em đi mang chim bay đi nhưng khi em về, mọi thứ như bừng sáng trở lại, khiến cho “anh” thêm động lực không còn sợ bất cứ điều gì.


Câu hỏi:

Câu 4

Tính chất tượng trưng của bài thơ được thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ để chỉ ra tính chất tượng trưng.

Lời giải chi tiết :

Tính chất tượng trưng được thể hiện qua các từ ngữ “em về”; “em đi”; “tình em”; “tình ta”. Tạo nên một khúc nhạc du dương cất lên từ tiếng lòng rạo rực nỗi yêu thương, của một tình yêu hồn nhiên, trong sáng, nồng đượm như một buổi sáng của sớm mai, của một trái tim tin yêu tha thiết vào sự vĩnh cửu của một tình yêu thủy chung, đẹp đẽ.


Câu hỏi:

Câu 5

Nêu nhận xét về trạng thái tinh thần của nhân vật trữ tình khi đợi “em” và nghĩ về tình yêu.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ để nhận xét về trạng thái tinh thần của nhân vật trữ tình.

Lời giải chi tiết :

- Niềm tin vào tình cảm của đôi ta đã gieo cho anh niềm tin vững chãi để xua tan những nỗi sợ hãi, lo âu. Tình cảm nồng thắm, đồng điệu đều từ cả hai phía sẽ giúp đôi ta vượt qua tất cả để đến với ánh sáng của buổi sớm mai và ngập tràn “rải hạt vàng chi chít”.

→ Khi đợi “em” và nghĩ về tình yêu, nhân vật trữ tình đã để trọn vẹn tình yêu cho đối phương. Một tình yêu nồng nàn, sâu sắc, chung thủy.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK