Trang chủ Lớp 3 VBT Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức Bài: Ôn tập giữa học kì 2 Bài: Ôn tập giữa học kì 2 VBT Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức tập 2: Ngày như thế nào là đẹp?...

Bài: Ôn tập giữa học kì 2 VBT Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức tập 2: Ngày như thế nào là đẹp?...

Hướng dẫn giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Bài: Ôn tập giữa học kì 2 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Viết 1 – 2 câu giới thiệu nội dung chính của 3 bài trong số các bài dưới đây. Đọc bài Trăng ơi. . . từ đâu đến? (SHS Tiếng Việt 3, tập hai... Ngày như thế nào là đẹp?

Câu hỏi:

Câu 1

Viết 1 – 2 câu giới thiệu nội dung chính của 3 bài trong số các bài dưới đây:

image

image

Hướng dẫn giải :

Em lựa chọn những bài đọc mà em yêu thích và dựa vào mẫu để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết :

- Cóc kiện Trời: Bài đọc nói về câu chuyện vì trần gian bị hạn hán nhiều ngày, khiến muông thú và vạn vật đều không có sức sống. Cóc dũng cảm lên thưa chuyện với ông Trời để cho mưa xuống hạ giới.

- Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: Bài đọc là lời của Bác Hồ nói với toàn thể nhân dân về lợi ích của việc tập thể dục, khuyên mọi người nên tập thể dục hằng ngày.

- Ngày như thế nào là đẹp?: Câu chuyện kể về châu chấu tranh cãi với giun về định nghĩa ngày như thế nào là đẹp. Sau đó gặp được kiến, kiến đã lí giải cho châu chấu và giun đất về điều đó.


Câu hỏi:

Câu 2

Đọc bài Trăng ơi... từ đâu đến? (SHS Tiếng Việt 3, tập hai, trang 72) và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài thơ.

b. Trong bài thơ, trăng được so sánh với những gì?

c. Em thích hình ảnh so sánh nào nhất? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Em đọc bài thơ để trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

a.

- Từ ngữ chỉ sự vật: trăng, rừng, quả, biển, mắt cá, sân chơi, quả bóng.

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: hồng, tròn,...

b. Trong bài thơ, trăng được so sánh với quả chín, mắt cá, quả bóng.

c. Em thích hình ảnh so sánh “Trăng hồng như quả chín/ Lửng lơ trước hiên nhà”. Vì hình ảnh làm em nhớ đến những lần về quê. Buổi tối em sẽ ngồi với bà trước hiên nhà để ngắm trăng.


Câu hỏi:

Câu 3

Điền dấu hai chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn dưới đây:

Không sao đếm hết được các loài cá với đủ màu sắc____ cá kim bé nhỏ như que diêm màu tím____ cá ót mặc áo vàng có sọc đen___ cá khoai trong suốt như miếng nước đá___ cá song lực lưỡng___ da đen trũi___ cá hồng đỏ như lửa,...

(Theo Vũ Duy Thông)

Hướng dẫn giải :

Em đọc đoạn văn, suy nghĩ và điền dấu phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Không sao đếm hết được các loài cá với đủ màu sắc: cá kim bé nhỏ như que diêm màu tím, cá ót mặc áo vàng có sọc đen, cá khoai trong suốt như miếng nước đá, cá song lực lưỡng, da đen trũi, cá hồng đỏ như lửa,...


Câu hỏi:

Câu 4

Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn trên.

image

Hướng dẫn giải :

Em lại đoạn văn để tìm các hình ảnh so sánh.

Lời giải chi tiết :

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

Cá khoai

trong suốt

như

miếng nước đá

Cá hồng

đỏ

như

lửa


Câu hỏi:

Câu 5

Ghi lại những câu thơ em thích nhất trong các bài đã học (Mưa, Ngày hội rừng xanh, Mặt trời xanh của tôi, Mèo đi câu cá).

Hướng dẫn giải :

Em nhớ lại các bài thơ đã học và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết :

- Mưa:

Bà xỏ kim khâu

Chị ngồi đọc sách

Mẹ làm bánh khoai

Lửa reo tí tách

- Ngày hội rừng xanh:

Tre, trúc thổi nhạc sáo

Khe suối gảy nhạc đàn

Cây rủ nhau thay áo

Khoác bao màu tươi non.

- Mặt trời xanh của tôi:

Rừng cọ ơi! Rừng cọ!

Lá đẹp, lá ngời ngời

Tôi yêu thường vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi.

- Mèo đi câu cá:

Mèo em đang ngồi

Thấy bầy thỏ bạn

Đùa chơi múa lượn

Vui quá là vui.


Câu hỏi:

Câu 6

Tìm các từ ngữ có nghĩa giống nhau hoặc có nghĩa trái ngược nhau trong đoạn thơ dưới đây:

Sáng đầu thu trong xanh

Em mặc quần áo mới

Đi đón ngày khai trường

Vui như là đi hội.

Gặp bạn, cười hớn hở

Đứa tay bắt mặt mừng

Đứa ôm vai bá cổ

Cặp sách đùa trên lưng...

Từng nhóm đứng đo nhau

Thấy bạn nào cũng lớn

Năm xưa bé tí teo,

Giờ lớp ba, lớp bốn.

(Nguyễn Bùi Vợi)

a. Các từ có nghĩa giống nhau:

b. các từ có nghĩa trái ngược nhau:

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ đoạn thơ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết :

a. Các từ có nghĩa giống nhau: vui, cười, hớn hở, tay bắt mặt mừng,

b. các từ có nghĩa trái ngược nhau: lớn – bé, năm xưa – giờ.


Câu hỏi:

Câu 7

Tìm từ có nghĩa giống và từ có nghĩa trái ngược với mỗi từ dưới đây:

image

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết :

Từ có nghĩa giống

Từ có nghĩa trái ngược

mới

mới mẻ, mới toanh

cũ, cũ kĩ, xưa cũ

nhỏ

to, lớn,

nhiều

lắm

ít


Câu hỏi:

Câu 8

Điền đấu câu thích hợp vào ô trống trong bài thơ dưới đây:

Lúa và gió

Cua con hỏi mẹ

Dưới ánh trăng đêm

___ Cô lúa đang hát

Sao bỗng lặng im___

Đôi mắt lim dim

Mẹ của liền đáp

___ Chú gió đi xa

Lúa buồn không hát.

(Theo Phạm Hổ)

Hướng dẫn giải :

Em đọc bài thơ và suy nghĩ để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết :

Lúa và gió

Cua con hỏi mẹ

Dưới ánh trăng đêm

- Cô lúa đang hát

Sao bỗng lặng im?

Đôi mắt lim dim

Mẹ của liền đáp

- Chú gió đi xa

Lúa buồn không hát.

(Theo Phạm Hổ)


Câu hỏi:

Câu 9

Dựa vào tranh dưới đây, đặt 4 câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

image

image

Hướng dẫn giải :

Em quan sát tranh và tiến hành đặt câu.

Lời giải chi tiết :

- Câu kể:

+ Em ước mơ được trở thành họa sĩ.

+ Hôm qua em được đi xem biểu diễn ca nhạc.

+ Mẹ tớ là một đầu bếp.

- Câu hỏi:

+ Cô giáo đang làm gì?

+ Cậu có muốn được bay vào vũ trụ không?

- Câu cảm:

+ Ôi, bạn ấy hát hay quá!

+ Tranh cậu vẽ thật là đẹp!

- Câu khiến:

+ Hãy nói cho tớ lý do cậu muốn trở thành bác sĩ!

+ Hãy luyện tập chăm chỉ để có thể hát thật hay nhé!

Dụng cụ học tập

Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK