Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 - Kết nối tri thức Bài 1. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ - biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hoạt động vận dụng 2 trang 10 GDQP 11: Sưu tầm một câu chuyện về tấm gương anh hùng lực lượng vũ trang trong bảo vệ chủ quyền lãnh...

Hoạt động vận dụng 2 trang 10 GDQP 11: Sưu tầm một câu chuyện về tấm gương anh hùng lực lượng vũ trang trong bảo vệ chủ quyền lãnh...

Dựa vào hiểu biết của em, kết hợp tìm hiểu qua sách báo,Vận dụng kiến thức giải hoạt động vận dụng 2 trang 10 SGK GDQP 11 SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 - Kết nối tri thức. Sưu tầm một câu chuyện về tấm gương anh hùng lực lượng vũ trang trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...

Đề bài :

Vận dụng 2 (trang 10, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Sưu tầm một câu chuyện về tấm gương anh hùng lực lượng vũ trang trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hiểu biết của em, kết hợp tìm hiểu qua sách báo, internet

Lời giải chi tiết :

HÒN ĐẤT – DẤU ẤN VỀ NỮ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN PHAN THỊ RÀNG

Chị Phan Thị Ràng (bí danh Tư Phùng) sinh năm 1937, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Quê quán xã Lương Phi, huyện Xà Tón (Tri Tôn), tỉnh An Giang. Cha là ông Phan Văn Ngọc, mẹ là Bùi Thị Hương, gia đình có 5 anh chị em. Cha chị đã hy sinh năm 1947 vào thời kháng chiến chống Pháp.

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, 13 tuổi, chị đã tham gia Đội Thiếu niên cứu quốc, bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng; sau đó, chị cùng gia đình làm cơ sở và giao liên cho đơn vị công binh xưởng số 18, tỉnh Long Châu Hà.

Năm 1958, chị được tổ chức Đảng ở núi Dài giao công tác trinh sát tại Xà Tón (Tri Tôn). Hai tháng sau bị lộ, chị được chuyển về Bình Sơn nhận công tác tại xã Trí Đạo thuộc chi khu Kiên Lương. Một tháng sau, lại bị lộ, chị tạm lánh sang Phnôm Pênh (Campuchia) rồi lại trở về Bình Sơn phụ trách công tác thanh vận. Sau đó, chuyển qua làm giao liên, thường đi vào vùng địch tạm chiếm - nơi đầy khó khăn nguy hiểm.

Năm 1959, chị được cử đi dự một lớp đào tạo cô đỡ. Năm 1960, toàn miền Nam đồng khởi, chị Ràng được Huyện ủy giao phụ trách thanh niên đi phá lộ, đắp cản và bao vây đồn bót giặc từ Vàm Rầy đến Tám Ngàn. Thời gian này, chị cũng đã chỉ đạo 03 cuộc đưa nhân dân đi đấu tranh với địch và cả 03 cuộc đều thắng lợi.

Sau đó, chị được Huyện ủy phân công về công tác tại xã Thổ Sơn (Hòn Đất). Tại đây, chị đã tích cực vận động quần chúng, xây dựng lực lượng, dự trữ lương thực, vận động thanh niên nhập ngũ và tổ chức chiến đấu. Chị được bà con tin yêu, quý mến.

Tháng 01/1962, để tìm diệt cơ quan Huyện ủy, bộ đội địa phương Châu Thành A và gom dân lập “Ấp chiến lược”, giặc đã mở cuộc càn quét dài ngày với quy mô lớn. Chúng tập trung lính thủy quân lục chiến, bảo an, dân vệ ở các xã lân cận tấn công vào khu vực Ba Hòn. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt từ sáng sớm ngày 02/01/1962, lực lượng của ta chưa đầy 20 người, phải đương đầu với giặc trên 2.000 tên. Phan Thị Ràng vừa là liên lạc giữa các đơn vị trong khu căn cứ, vừa tổ chức vận động nhân dân đấu tranh chính trị, binh vận, tiếp tế lương thực cho bộ đội chiến đấu. Qua 02 ngày, ta bẻ gãy hàng chục đợt tấn công ào ạt của địch, hàng trăm tên địch bị thương vong. Nhưng chúng vẫn tập trung lực lượng bao vây Hòn Đất. Cơ quan văn phòng Huyện ủy, Bộ đội địa phương huyện và dân quân du kích đã rút vào hang Hòn, tìm địa thế đánh bật giặc ra ngoài. Bọn giặc đốt lửa, hun khói vào hang, thả thuốc độc xuống suối, tìm cách tiêu diệt lực lượng ta. Ở bên ngoài tổ chức công khai tiếp tục vận động quần chúng đấu tranh chính trị và làm công tác binh vận. Kết hợp cả ba mũi giáp công, trong 05 ngày chiến đấu ta đã diệt và làm tan rã trên 100 tên địch. Lợi dụng tình hình binh sĩ hoang mang, Phan Thị Ràng tổ chức vận động nhân dân và gia đình binh sĩ khiêng xác binh sĩ ra thị trấn Tri Tôn và thị xã Rạch Giá đòi bồi thường thiệt mạng và chấm dứt cuộc càn. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quân và dân ta, buộc kẻ địch phải dỡ bỏ cuộc càn.

Cho đến đêm ngày 08 rạng sáng ngày 09/01/1962, trên đường đi nhận chỉ thị của cấp trên đến giữa khu vực Hòn Me và Hòn Đất, Phan Thị Ràng lọt vào ổ phục kích của giặc, cách điểm hẹn với đồng đội không đầy 50m. Chị nhanh trí hô to để báo động cho đồng đội trong Hòn Đất kịp thời rút lui. Biết đã bị lộ, chị Ràng bình thản trước mọi tình huống nguy hiểm sẽ xảy ra với mình, giặc vừa tra tấn vừa lôi chị qua các khu dân cư ở Hòn Me, Hòn Đất. Đi đến đâu chị cũng tranh thủ tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh, vạch trần những âm mưu thâm độc của giặc. Biết không thể nào lung lạc được tinh thần ý chí của người cách mạng, chiều ngày 09/01/1962, bọn giặc đem Phan Thị Ràng đến chân núi Hòn Đất hành quyết. Năm ấy, chị vừa tròn 25 tuổi.

Sự hy sinh và tấm gương sáng ngời của chị đã truyền thêm sức mạnh và cả lòng căm thù giặc cho các lực lượng vũ trang và nhân dân Ba Hòn quyết tâm đánh địch bảo vệ quê hương. Cuộc đời son trẻ, gan dạ, thông minh, mưu trí, dũng cảm của chị xứng đáng là mẫu người nữ thanh niên “Miền Nam thành đồng tổ quốc”.

Ngày 20 tháng 12 năm 1984, liệt sĩ Phan Thị Ràng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(Nguồn: Hội LHPN huyện Hòn Đất)

Dụng cụ học tập

Học môn này chúng ta cần sách giáo khoa, vở ghi chép, bút mực, trang phục quân sự và các dụng cụ huấn luyện cần thiết.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

giáo dục quốc phòng và an ninh là quá trình giáo dục, bồi dưỡng cho công dân những phẩm chất và năng lực cần thiết về quốc phòng và an ninh theo vai trò xã hội đảm nhiệm nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nguồn : Pháp luật

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK