Bệnh ở vật nuôi là gì? Chúng có tác hại như thế nào? Việc phòng, trị bệnh có vai trò như thế nào đối với chăn nuôi? Cần có biện pháp gì để đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường?
Sử dụng internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết và vận dụng kiến thức mục I, II SGK để trả lời câu hỏi.
- Bệnh ở vật nuôi là trạng thái không bình thường của vật nuôi.
- Tác hại của bệnh: ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, bệnh nặng có thể gây chết.
- Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi:
+ Bảo vệ vật nuôi
+ Nâng cao hiệu quả chăn nuôi
+ Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường
- Biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường:
Đối với chăn nuôi nông hộ:
+ Chuồng trại được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh.
+ Dụng cụ được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng.
+ Con giống đảm bảo chất lượng, không mang mầm bệnh.
+ Thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nước uống sạch
+ Vật nuôi khỏe mạnh, không mang mầm bệnh truyền nhiễm.
Đối với chăn nuôi trang trại
+ Cơ sở chăn nuôi theo quy hoạch, cách xa khu dân cư, công trình công cộng, đường giao thông chính, nguồn gây ô nhiễm.
+ Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, cơ sở sản xuất con giống, trang thiết bị, dụng cụ, …
Kể tên một số bệnh ở vật nuôi mà em biết. Nêu nguyên nhân và mô tả biểu hiện của những loại bệnh đó.
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Một số bệnh ở vật nuôi: Dịch tả lợn; Bệnh lỵ trên gia cầm; Bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm; Bệnh H5N1; Bệnh dịch tả lợn châu Phi; Bệnh lở mồm long móng ở gia súc.
Biểu hiện chung: vật nuôi buồn bã, chậm chạp, chán ăn hoặc bỏ ăn, sốt, chảy nước mắt và nước mũi, ho, tiêu chảy, bại liệt, xù lông,...
Nêu vai trò của phòng, trị bệnh đối với vật nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.
Vận dụng thông tin mục I.2 SGK để trả lời câu hỏi.
* Vai trò của phòng, trị bệnh đối với vật nuôi
- Bảo vệ vật nuôi.
- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
- Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
* Liên hệ thực tiễn ở địa phương em:
- Phòng trị bệnh giúp tiêu diệt mầm bệnh, ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh và sự tiếp xúc của mầm bệnh với vật nuôi, tăng sức đề kháng cho vật nuôi.
- Tạo môi trường thuận lợi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, giảm chi phí trị bệnh cho vật nuôi.
- Hạn chế dịch bùng phát, ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
Theo em, vì sao phòng bệnh lại có vai trò tăng sức đề kháng cho vật nuôi?
Đọc thông tin mục I.2 SGK để trả lời câu hỏi.
Phòng bệnh có vai trò tăng sức đề kháng cho vật nuôi vì không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, không làm vật nuôi chậm lớn.
Nêu vai trò của phòng, trị bệnh đối với hiệu quả chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.
Vận dụng kiến thức mục I.2 SGK để trả lời câu hỏi.
* Vai trò của phòng, trị bệnh đối với hiệu quả chăn nuôi:
- Tạo môi trường thuận lợi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, giảm chi phí trị bệnh cho vật nuôi.
- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
* Liên hệ thực tiễn:
Vật nuôi không mắc bệnh sẽ giúp giảm chi phí chăn nuôi vì không tốn chi phí chữa bệnh, khử trùng, vệ sinh chuồng nuôi.
Giải thích vì sao phòng, trị bệnh cho vật nuôi có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người.
Nghiên cứu thông tin mục I.2 SGK để trả lời câu hỏi.
Phòng, trị bệnh cho vật nuôi có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người vì nó giúp hạn chế dịch bùng phát, ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người.
Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về một số bệnh có thể lây từ động vật sang người.
Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết ở địa phương em để trả lời câu hỏi.
Một số bệnh có thể lây từ động vật sang người:
+ Bệnh dịch hạch.
+ Bệnh ebola.
+ Bệnh cúm gia cầm.
Em hãy đề xuất biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.
Vận dụng kiến thức mục II SGK để trả lời câu hỏi.
Đề xuất biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương em:
+ Chuồng trại được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh.
+ Dụng cụ được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng.
+ Con giống đảm bảo chất lượng, không mang mầm bệnh.
+ Thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nước uống sạch
+ Vật nuôi khỏe mạnh, không mang mầm bệnh truyền nhiễm.
Trình bày vai trò của việc phòng, trị bệnh trong chăn nuôi.
Vận dụng kiến thức mục I SGK để trả lời câu hỏi.
Vai trò của việc phòng, trị bệnh trong chăn nuôi:
- Bảo vệ vật nuôi.
- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
- Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Giải thích vì sao phòng bệnh cho vật nuôi có vai trò phát triển chăn nuôi bền vững.
Nghiên cứu thông tin mục I SGK để trả lời câu hỏi.
Phòng bệnh cho vật nuôi có vai trò phát triển chăn nuôi bền vững vì phòng bệnh tốt sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, giảm chi phí trị bệnh cho vật nuôi.
Đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương:
- Vệ sinh thường xuyên khu vực sinh hoạt của vật nuôi.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho vật nuôi.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh (bệnh dại, viêm phế quản hô hấp,..)
- Dọn vệ sinh định kỳ, đảm bảo chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi cần được làm sạch hằng ngày, tiêu độc khử trùng nước trước và sau mỗi lứa nuôi hoặc khi có dịch bệnh
Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK