Bảo quản thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích gì? Người ta thường bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng những phương pháp nào?
Sử dụng internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết và vận dụng kiến thức mục I, II SGK để trả lời câu hỏi.
- Bảo quản thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình giảm chất lượng hoặc hư hỏng thức ăn trong khoảng thời gian nhất định.
- Phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi:
+ Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho.
+ Bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô.
+ Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi.
Theo em, việc làm khô thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích gì? Ở gia đình, địa phương em loại thức ăn chăn nuôi nào thường được bảo quản bằng phương pháp làm khô?
Vận dụng thông tin mục II.2 SGK để trả lời câu hỏi.
- Làm khô thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích bảo quản thức ăn được lâu.
- Địa phương em, loại thức ăn chăn nuôi thường được bảo quản bằng phương pháp làm khô là cỏ.
Quan sát Hình 9.3 và mô tả các bước bảo quản thức ăn (rơm) cho trâu, bò bằng phương pháp kiềm hóa và làm khô.
Vận dụng thông tin mục II.2 SGK kết hợp quan sát Hình 9.3 để trả lời câu hỏi.
Các bước bảo quản thức ăn (rơm) cho trâu, bò bằng phương pháp kiềm hóa và làm khô:
- Bước 1: Lựa chọn rơm khô, đánh giá chất lượng.
- Bước 2: Ngâm rơm khô với nước vôi (1%).
- Bước 3: Rửa sạch nước vôi.
- Bước 4: Phơi, sấy rơm.
- Bước 5: Đánh giá chất lượng, bảo quản và sử dụng.
Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi truyền thống đối với các nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương. Lấy một ví dụ cụ thể.
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi truyền thống đối với các nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương là: bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho.
Ví dụ: Thức ăn đóng bao được đóng gói với chất liệu bao đủ bền, an toàn, có khả năng chống ẩm, không để trực tiếp xuống sàn...
Nêu ưu và nhược điểm của phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng kho silo.
Vận dụng kiến thức mục II.3 SGK để trả lời câu hỏi.
Ưu và nhược điểm của phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng kho silo:
- Ưu điểm:
+ Có sức chứa lớn.
+ Tự động hoá trong quá trình nhập, xuất kho.
+ Ngăn chặn sự phá hoại của động vật, vi sinh vật.
+ Tiết kiệm diện tích, chi phí lao động.
- Nhược điểm: chi phí đầu tư cao.
Quan sát Hình 9.5 và mô tả các bước bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng silo.
Vận dụng thông tin mục II.3 SGK kết hợp quan sát Hình 9.5 để trả lời câu hỏi.
Các bước bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng silo:
- Bước 1: thu hoạch nguyên liệu thô (cỏ, cây họ Đậu)
- Bước 2: Phơi héo, cắt ngắn, làm giàu dinh dưỡng.
- Bước 3: Thiết lập mô hình lên men, lên men.
- Bước 4: Đưa vào silo (ủ chua và bảo quản).
- Bước 5: Đánh giá chất lượng sản phẩm và sử dụng.
Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi
Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Chăn nuôi khép kín từ sản xuất con giống đến chế biến, tiêu thụ; sản xuất thức ăn, thuốc thú y chất lượng cao, tự động hóa chuồng trại,…
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo hướng chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, với các mô hình chăn nuôi chuyên canh quy mô lớn, con giống tốt, áp dụng quy trình VietGAP, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất con giống - bao tiêu thức ăn - tiêu thụ sản phẩm.
Nêu phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi. Trình bày một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi.
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức mục II SGK để trả lời câu hỏi.
- Phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi là:
+ Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho.
+ Bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô.
+ Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- Một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi là:
+ Sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc sinh học.
+ Bảo quản thức ăn bằng silo.
Đề xuất phương pháp bảo quản một loại thức ăn chăn nuôi phù hợp với thực tiễn ở gia đình, địa phương em.
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Đề xuất phương pháp bảo quản một loại thức ăn chăn nuôi phù hợp với thực tiễn ở gia đình, địa phương em là: bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô đối với rơm, rạ.
Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK