Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức Chủ đề 9. Một số quyền tự do cơ bản của công dân Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi: 1/ Trong trường hợp 3 và 4...

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi: 1/ Trong trường hợp 3 và 4...

1/ Đọc các trường hợp 3, 4 và phân tích hành vi của các chủ thể đã thực hiện đúng Phân tích, đưa ra lời giải , Câu hỏi mục 1 a - Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng - sức khỏe - danh dự - nhân phẩm của công dân SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức.

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 109 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

image

1/ Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Vì sao?

2/ Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Theo em, các quy định đó của pháp luật có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn giải :

1/ Đọc các trường hợp 3, 4 và phân tích hành vi của các chủ thể đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Giải thích.

2/ Nêu một số quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Và ý nghĩa của các quy định đó.

Lời giải chi tiết :

1/ - Trường hợp 3, chú Y và anh K đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của anh B khi bắt anh đưa về nhà để ép trả nợ. Những người dân xung quanh đã thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân khi can thiệp, ngăn chặn hành vi của chú Y và anh K, đồng thời khuyên anh B báo công an để được hỗ trợ. Lí do: Chú Y và anh K không có thẩm quyền, không có quyết định bắt giữ người của cơ quan chức năng. Hành vi bắt giữ anh B của họ xuất phát từ mục đích cá nhân, vi phạm quy định của pháp luật. Việc người dân xung quanh can thiệp, ngăn chặn hành vi đó là đúng, bảo vệ sự an toàn về thân thể cho anh B, giúp anh tránh được những hậu quả không mong muốn.

- Trường hợp 4, việc ông X yêu cầu cơ quan công an bắt giữ anh T là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và cơ quan công an đã thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân khi từ chối thực hiện theo yêu cầu đó. Lí do: Ông X chỉ nghi ngờ chứ không bắt quả tang, không có bằng chứng anh T lấy trộm xe máy nên cơ quan công an không có căn cứ để bắt giữ anh.

2/ - Pháp luật Việt Nam quy định:

+ Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không một ai được phép tự tiện bắt, giam, giữ người hay sử dụng bất kì một hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể của người khác.

+ Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kì hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

+ Việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; hiến, lấy xác; khám nghiệm tử thi phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.

+ Việc bắt, giam, giữ người do luật định, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

- Các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là cơ sở pháp lí để ngăn chặn mọi hành vi tuỳ tiện bắt giữ người, đảm bảo sự an toàn, sự tự do về thân thể của mỗi công dân.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học

Nguồn : Thư viện pháp luật

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK