Trả lời câu hỏi mục 2 trang 100 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
1/ Hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong trường hợp 2 và 3 đã gây ra những hậu quả như thế nào?
2/ Ngoài những hậu quả đã đề cập đến trong các trường hợp trên, theo em, hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân còn có thể dẫn đến những hậu quả nào khác? Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.
3/ Em hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại hoặc tố cáo mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.
1/ Nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong trường hợp 2 và 3 đã gây ra.
2/ Nêu được các hậu quả khác của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.
3/ Chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại hoặc tố cáo mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.
1/ - Trường hợp 2, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại (cụ thể là hành vi cô lập và gây khó dễ cho chị N trong công việc của người bị chị khiếu nại trước đó) đã khiến chị N mệt mỏi, hiệu quả công việc bị giảm sút và nhiều lần muốn nghỉ việc.
- Trường hợp 3, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tố cáo (cụ thể là hành vi đăng nhiều tin sai sự thật về sự việc lên mạng xã hội của bà M) đã khiến nhiều người dân hiểu nhầm, ảnh hưởng xấu tới uy tín của các cán bộ và cơ quan nhà nước ở địa phương.
2/ - Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo có thể gây nên nhiều hậu quả tiêu cực khác như:
+ Ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước.
+ Có thể gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân.
+ Làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, kinh tế của công dân.
+ Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Ví dụ:
+ Hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo có thể khiến người khiếu nại, tố cáo bị thương tích, tốn kém tiền bạc để chữa trị, phục hồi sức khoẻ.
+ Hành vi lan truyền thông tin sai sự thật về khiếu nại, tố cáo có thể khiến những người có liên quan bị hiểu nhầm dẫn đến ảnh hưởng xấu về tinh thần, thậm chí tự tử.
3/ - Trường hợp: Anh A đứng đầu một nhóm người gửi đơn tố cáo nặc danh (không ghi rõ họ tên, địa chỉ) bịa đặt việc trưởng phòng H nhận hối lộ, sử dụng bằng cấp giả nhằm mục đích: xúc phạm danh dự, hạ uy tín của trưởng phòng H; cạnh tranh vị trí trong đợt bổ nhiệm tiếp theo. Nhưng trên thực tế, trưởng phòng H không thực hiện hành vi nhận hối lộ, bằng cấp của anh H là thật. Việc tố cáo của anh A đã ảnh hưởng đến sự đoàn kết của tập thể, ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm anh H của tổ chức và xúc phạm danh dự của anh H.
- Bài học: Nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tố cáo.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK