Trả lời Mở đầu trang 102 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của công dân.
Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân để chia sẻ hiểu biết về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của công dân.
(*) Tham khảo:
Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân
Dựng nước đi liền với giữ nước, xây dựng gắn liền với bảo vệ Tổ quốc, đó là quy luật tồn tại và phát triển của đất nước Việt Nam. Qua các giai đoạn, thời kỳ lịch sử, các thế hệ người Việt Nam luôn biết tiếp nối truyền thống cha ông, chung sức, đồng lòng bảo vệ đất nước trước các thế lực ngoại xâm. Quy luật đó vẫn đúng, dù trong chiến tranh hay trong hòa bình, chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc chỉ có thể được bảo toàn trọn vẹn khi có sự tham gia, vào cuộc của toàn dân.
Điều 45, Hiến pháp năm 2013 của nước ta khẳng định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân”. Như vậy, mọi công dân, không phân biệt thành phần, dân tộc, giới tính đều có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình hiện nay, bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ mà bảo vệ Tổ quốc cũng chính là bảo vệ cuộc sống hòa bình của nhân dân; bảo vệ sự nghiệp đổi mới của đất nước; bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân; bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa… Nội hàm bảo vệ Tổ quốc đã được mở rộng và bao quát mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mỗi công dân tùy theo khả năng của mình đều có nghĩa vụ tham gia vào các công việc bảo vệ Tổ quốc. Điều 44, Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định rất rõ: “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất”.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK