Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức Chủ đề 7. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo - Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức: Từ thông tin 1 và 2, theo em, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo biểu hiện như...

Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo - Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức: Từ thông tin 1 và 2, theo em, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo biểu hiện như...

Phân tích và giải bài 12. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức. Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở nước ta hiện nay...Từ thông tin 1 và 2, theo em, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo biểu hiện như thế

Câu hỏi:

Mở đầu

Trả lời Mở đầu trang 75 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở nước ta hiện nay.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân để chia sẻ về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở nước ta hiện nay.

Lời giải chi tiết :

(*) Tham khảo:

Ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (năm 1946) và các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau này, đều khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người. Hiến pháp (năm 2013) ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”.

Thực hiện các nguyên tắc đã được hiến định, Nhà nước Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Trong đó, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được kỳ họp thứ 2, Quốc hội (khóa XIV) thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 là dấu son trong lộ trình cụ thể hóa chủ trương nhất quán của Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, có ý nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại, phù hợp với đời sống thực tiễn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Việt Nam. Đồng thời, khẳng định với quốc tế rằng, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong đảm bảo quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Có thể nói, tôn giáo ở Việt Nam được ví như bức tranh thu nhỏ của tôn giáo trên thế giới, từ các hình thức sơ khai, như: Tô tem giáo, Ma thuật giáo, Saman giáo đến các tôn giáo lớn, được hình thành từ rất sớm, có tổ chức chặt chẽ, như: Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Hồi giáo,… trong đó có những tôn giáo du nhập từ bên ngoài, nhưng cũng có nhiều tôn giáo nội sinh, như: Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Thiền phái Trúc Lâm, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, v.v. Loại hình tổ chức của các tôn giáo cũng đa dạng: có những tôn giáo chỉ có một tổ chức duy nhất (Phật giáo, Công giáo) và cũng có những tôn giáo có rất nhiều tổ chức khác nhau (Tin Lành, Cao Đài),... Nếu như nhiều quốc gia thường có một tôn giáo giữ vai trò chủ đạo, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị, xã hội, thì ở Việt Nam có nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng cùng tồn tại và bình đẳng về vị thế, không có tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo, ảnh hưởng quyết định đến đời sống xã hội Việt Nam.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 1 a

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 76 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc những thông tin sau để trả lời câu hỏi:

image

1/ Từ thông tin 1 và 2, theo em, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo biểu hiện như thế nào trong thông tin 3?

2/ Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về quyền và cho ví dụ minh hoạ.

Hướng dẫn giải :

1/ Đọc các thông tin và nêu biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong thông tin 3.

2/ Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về quyền và cho ví dụ minh hoạ.

Lời giải chi tiết :

1/ Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện cụ thể ở thông tin 3 như sau:

Người dân trên địa bàn xã H tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều được quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tôn giáo mình. Người dân xã H luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc, nhờ đó mà tình nghĩa đồng bào được gắn bó, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã H ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước.

2/ Một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về quyền:

Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:

1. Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo.

2. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.

3. Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.

Ví dụ 1: Sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016) đi vào cuộc sống, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã công nhận 01 tổ chức tôn giáo (Giáo hội Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam), cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 03 tổ chức (Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam; Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam; Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su Ki-tô Việt Nam). Việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trên phạm vi cả nước được tạo điều kiện thuận lợi với gần 4.000 điểm, nhóm được chấp thuận. Các tổ chức tôn giáo hoàn toàn chủ động trong việc củng cố tổ chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành theo Hiến chương, Điều lệ và quy định của pháp luật.

Ví dụ 2: Hiện nay, tại thư viện của 54 trại giam, đã có 17 đầu sách liên quan đến tôn giáo với gần 4.500 cuốn được đưa vào sử dụng. Việc đưa kinh sách vào trại giam đã góp phần thực thi pháp luật về quyền tín ngưỡng, tôn giáo, quyền được tiếp cận kinh sách, ấn phẩm tôn giáo của mọi người, thể hiện chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, những nỗ lực của Việt Nam trong thực thi các công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị, quyền con người.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 1 b

Trả lời câu hỏi mục 1b trang 77 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc những thông tin sau để trả lời câu hỏi:

image

1/ Từ thông tin 1, em hãy cho biết các tôn giáo bình đẳng với nhau về nghĩa vụ biểu hiện như thế nào trong thông tin 2?

2/ Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về nghĩa vụ và cho ví dụ minh hoạ.

Hướng dẫn giải :

1/ Đọc thông tin 2 và nêu được biểu hiện của các tôn giáo bình đẳng với nhau về nghĩa vụ trong thông tin đó.

2/ Nêu một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về nghĩa vụ và cho ví dụ minh hoạ.

Lời giải chi tiết :

1/ Trong thông tin 2: Tất cả các tổ chức tôn giáo, không phân biệt đều phải có nghĩa vụ tuân theo những quy định của chính quyền nhà nước nơi họ hoạt động. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lí cơ sở tôn giáo phải tự mình chấp hành và hướng dẫn tín đồ và những người dân nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về phòng, chống dịch của chính quyền thành phố.

2/ Một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về nghĩa vụ:

Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:

1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ Hiến Pháp, pháp luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lí cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.

Ví dụ: Nhà nước luôn bảo đảm và tạo điều kiện để các sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo của tất cả các tôn giáo được diễn ra bình thường theo quy định pháp luật. Đặc biệt, những ngày lễ trọng của các tôn giáo, như: lễ Phật đản, lễ Vu lan (của Phật giáo); lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh (của Công giáo và Tin lành); lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, lễ kỷ niệm ngày khai đạo (của đạo Cao Đài); lễ hội Katê của đồng bào Chăm; tháng chay Ramadan (của người Hồi giáo),… được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo tín đồ tham dự.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 1 c

Trả lời câu hỏi mục 1c trang 78 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc những thông tin sau để trả lời câu hỏi:

image

1/ Các tôn giáo bình đẳng với nhau về trách nhiệm pháp lí biểu hiện như thế nào trong thông tin 3?

2/ Theo em người có tôn giáo và người không có tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật giống nhau thì có bị xử lý giống nhau không? Vì sao?

3/ Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về trách nhiệm pháp lí và cho ví dụ minh hoạ.

Hướng dẫn giải :

1/ Đọc thông tin 3 và nêu biểu hiện các tôn giáo bình đẳng với nhau về trách nhiệm pháp lí trong thông tin đó.

2/ Phân tích trường hợp người có tôn giáo và người không có tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật giống nhau thì có bị xử lý giống nhau không và giải thích.

3/ Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về trách nhiệm pháp lí và lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải chi tiết :

1/ Biểu hiện các tôn giáo bình đẳng với nhau về trách nhiệm pháp lí trong thông tin 3:

Việc chính quyền thành phố đã yêu cầu cả hai cơ sở tôn giáo T và N phải tạm dừng sinh hoạt tôn giáo trong thời gian có dịch bệnh lây lan và xử phạt hành chính đối với cả hai cơ sở tôn giáo này là thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo về trách nhiệm pháp lí.

2/ Người có tôn giáo và người không có tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật giống nhau sẽ bị xử lý giống nhau. Bởi pháp luật Việt Nam quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì cũng đều bình đẳng trước pháp luật trong việc phải chịu trách nhiệm pháp lí, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

3/ Một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về trách nhiệm pháp lí

- Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định về việc Xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Một số quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017):

+ Điều 164. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác (Trích)

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

+ Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Trích)

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Ví dụ: Anh H là người theo đạo Thiên Chúa, anh K theo đạo Phật. Hai anh bị bắt quả tang về hành vi trộm cắp tài sản của người dân. Khi đưa ra tòa án xét xử thấy hai người cùng thực hiện hành vi như nhau, cùng hỗ trợ thực hiện hành vi trộm cắp nên cùng chịu mức án như nhau và phải bồi thường cho người bị hại.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 79 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

image

1/ Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo sẽ mang lại điều gì cho mỗi người dân, Nhà nước và xã hội? Theo em nếu các tôn giáo trong quốc gia không bình đẳng thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho mỗi tôn giáo và các tín đồ của họ?

2/ Em hãy nêu ví dụ minh hoạ cho việc thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và cho biết em học tập được điều gì?

Hướng dẫn giải :

1/ Đọc các thông tin, trường hợp và cho biết việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo sẽ mang lại điều gì cho mỗi người dân, Nhà nước và xã hội. Chỉ ra hậu quả của việc nếu các tôn giáo trong quốc gia không bình đẳng.

2/ Lấy được ví dụ minh hoạ cho việc thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và rút ra bài học cho bản thân.

Lời giải chi tiết :

1/ - Nhờ có chính sách, pháp luật đúng dẫn về đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đặc biệt là quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đã làm cho các tôn giáo ở Việt Nam luôn đoàn kết vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Đây là một trong những động lực chủ yếu để xây dựng và phát triển đất nước.

- Nếu các tôn giáo trong quốc gia không bình đẳng sẽ dẫn đến sự kì thị, xúc phạm tôn giáo, chia rẽ, phá hoại sự bình đẳng, đoàn kết giữa các tôn giáo.

2/ Một ví dụ minh họa về việc thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là ở Canada, nơi có nhiều tôn giáo đa dạng và phong phú. Quốc gia này đã thành lập Hội đồng Tôn giáo Canada để thúc đẩy sự hiểu biết giữa các tôn giáo và các nhóm tôn giáo với chính phủ và các tổ chức khác. Hội đồng Tôn giáo Canada cũng đóng vai trò trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của tất cả các tôn giáo, giúp họ có tiếng nói trong các quyết định liên quan đến tôn giáo và giúp xây dựng các cộng đồng đa dạng.

Từ việc này, chúng ta có thể học được điều quan trọng về sự hiểu biết và tôn trọng đa dạng tôn giáo, cũng như giải quyết các tranh chấp và tăng cường quan hệ giữa các tôn giáo và các cộng đồng khác. Học được điều này giúp chúng ta phát triển tinh thần hòa bình, đoàn kết và tôn trọng đa dạng, đồng thời tăng cường quyền bình đẳng của tất cả các tôn giáo.


Câu hỏi:

Luyện tập 1

Trả lời Luyện tập 1 trang 79 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Các hành vi dưới đây là thực hiện đúng hay vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

image

Hướng dẫn giải :

Đọc các trường hợp và phân tích các hành vi đó là thực hiện đúng hay vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Giải thích.

Lời giải chi tiết :

a. Cha sứ Đ và Thượng tọa Q thực hiện các hành vi đúng quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, vì theo quy định của pháp luật: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Pháp luật không phân biệt ứng viên vì lí do tôn giáo hay có chức sắc tôn giáo.

b. Các nhà chức sắc và tín đồ của tôn giáo P đã thực hiện các hành vi đúng quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Tất cả các tổ chức tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận đều có quyền bình đẳng trong cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.

c. Hành vi của ông N là không đúng, có thể tạo ra mối quan hệ không tốt và gây mâu thuẫn, xung đột giữa các tôn giáo khác với tôn giáo Y.


Câu hỏi:

Luyện tập 2

Trả lời Luyện tập 2 trang 80 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

a. Q là người theo tôn giáo X, sống và sinh hoạt cùng các bạn trong kí túc xá của Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh. Đến giờ ăn cơm, Q thường làm dấu và thành tâm cầu nguyện trước khi ăn, các bạn cùng phỏng theo tôn giáo khác thấy vậy tỏ vẻ khó chịu, họ yêu cầu Q lần sau khi ăn cơm cùng thì không được làm như vậy.

1/ Trong tình huống này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

2/ Em hãy tư vấn cách thức để giúp Q được bình đẳng trong việc thực hiện quyền bình đẳng, tự do tôn giáo của mình với các bạn theo tôn giáo khác.

b. Sau nhiều năm quen biết, chị B và anh A thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng ông T là bố chị B không đồng ý và đã cản trở hai người kết hôn vì chị B theo tôn giáo S, còn anh A lại theo tôn giáo P.

1/ Trong tình huống này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

2/ Em hãy tư vấn cách để giúp chị B và anh A có thể giải thích cho ông T hiểu và thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

c. Bạn của M đang theo tôn giáo A, vì muốn M cũng theo tôn giáo A nên đã tìm cách nói không tốt về tôn giáo mà M dự định sẽ theo.

1/ Trong tình huống này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

2/ Em hãy tư vấn cách thức để giúp M thuyết phục bạn hiểu và tôn trọng quyền bình đẳng tôn giáo của mình.

Hướng dẫn giải :

Đọc các tình huống và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

* Tình huống a:

1/ Trong tình huống này, các bạn (thuộc các tôn giáo khác) cùng ăn với Q tỏ vẻ khó chịu khi Q làm dấu và cầu nguyện trước khi ăn là sai, vì pháp luật Việt Nam quy định: Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.

2/ Q nên hòa đồng cùng mọi người bằng cách tế nhị làm dấu, cầu nguyện khi chỉ có một mình hoặc xung quanh là những người cùng tôn giáo với mình.

* Tình huống b:

1/ Việc làm của ông T là sai, vì theo quy định pháp luật Việt Nam: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” và theo điểm b khoản 1 Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định.

2/ Anh A và chị B có thể thuyết phục ông T thực hiện đúng pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và pháp luật hôn nhân gia đình để thực hiện được nguyện vọng của mình.

* Tình huống c:

1/ Việc làm của bạn của M là sai, cần lên án khi tìm cách nói xấu về tôn giáo mà M dự định sẽ theo. Bởi pháp luật Việt Nam quy định các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2/ M nên giải thích để bạn hiểu và thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, đồng thời ủng hộ, tôn trọng quyết định của M.


Câu hỏi:

Luyện tập 3

Trả lời Luyện tập 3 trang 80 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy kể những việc làm của mình và người thân đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

Hướng dẫn giải :

Liên hệ bản thân để kể những việc làm của mình và người thân đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

Lời giải chi tiết :

Một số việc làm của em và người thân đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:

- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

- Phê phán những hành vi thể hiện thái độ phân biệt, kì thị, chia rẽ giữa các tôn giáo.

- Phê phán và kịp thời tố cáo những hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để truyền bá mê tín dị đoan hoặc chống phá nhà nước.


Câu hỏi:

Vận dụng

Trả lời Vận dụng trang 80 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em cùng nhóm học tập tìm hiểu về tình hình hoạt động tôn giáo ở địa phương và viết bài chia sẻ những hoạt động mà các tôn giáo đã thực hiện để xây dựng tình đoàn kết, bình đẳng giữa các tôn giáo trong xây dựng và phát triển quê hương.

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu về tình hình hoạt động tôn giáo ở địa phương và viết bài chia sẻ những hoạt động mà các tôn giáo đã thực hiện để xây dựng tình đoàn kết, bình đẳng giữa các tôn giáo trong xây dựng và phát triển quê hương.

Lời giải chi tiết :

(*) Tham khảo:

Hà Nội có 7 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân

Hà Nội hiện có 7 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Baha’I và Minh sư đạo; đồng thời, tồn tại một số hiện tượng tôn giáo khác.

Sự ra đời Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác tôn giáo; Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (TNTG) năm 2003; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh TNTG; Luật TNTG năm 2016; Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo… đã tạo hành lang pháp lý ổn định, nhất quán, bảo đảm thực hiện quyền tự do TNTG của công dân.

Nhất quán tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của công dân.

Theo số liệu thống kê về công tác tôn giáo năm 2019, hiện Hà Nội có 7 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Baha’I và Minh sư đạo; đồng thời, tồn tại một số hiện tượng tôn giáo khác (đạo lạ), cụ thể:

– Phật giáo: số lượng tín đồ khoảng hơn 800.000 người với 2.060 tăng, ni và khoảng hơn 1.000 chức việc, sinh hoạt tôn giáo tại 2.059 ngôi chùa, tự viện.

– Công giáo: có khoảng 250.000 tín đồ, sinh hoạt ở 400 cơ sở thờ tự, 83 giáo xứ, 306 họ giáo. Hà Nội có 19 cộng đoàn tu sĩ với trên 270 tu sĩ, sinh hoạt tôn giáo ở 20 tu viện. Giáo phẩm Công giáo có 1 Hồng y; 3 giám mục, hơn 90 linh mục và gần 2.000 chức việc. TP. Hà Nội là địa bàn duy nhất trong cả nước có các xứ, họ đạo thuộc sự quản lý của 3 Tòa giám mục là Hà Nội, Hưng Hóa và Bắc Ninh.

– Tin lành: có 33 hệ phái, trong đó: 7/33 hệ phái được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân với 167 điểm, nhóm và hơn 10.000 tín đồ. Cụ thể: tín đồ là người Việt Nam khoảng trên 6.000 người; Hàn Quốc khoảng 1.400 người và hơn 3.000 tín đồ khác là người nước ngoài thuộc 40 quốc tịch khác nhau đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

– Cao đài: có 3 họ đạo Cao đài thuộc Cao đài Bến Tre (Ban chỉnh đạo là 1 họ và Cao đài Tây Ninh 2 họ), với 21 chức sắc, 30 chức việc và gần 400 tín đồ.

– Hồi giáo: có 1 Thánh đường với 86 tín đồ người Hà Nội, khoảng 300 tín đồ là người Chăm, Tây Ninh; hơn 500 tín đồ là nhân viên các Đại sứ quán, doanh nhân của 18 nước khối Ả Rập đang công tác tại Hà Nội; 1 Ban Quản trị gồm 5 thành viên, trong đó có 1 chức sắc thuộc hàng Imam.

– Đạo Baha’i: có 15 Hội đồng tinh thần địa phương, trong đó 3 Hội đồng đã được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố công nhận là Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Thạch Thất, với khoảng hơn 400 tín đồ và 20 chức việc.

– Minh sư đạo: có 1 tổ chức Minh sư với 1 chức sắc, 50 tín đồ và 3 chức việc.

– Giáo hội Các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kitô có 1 Trưởng Ban đại diện; 5 vị trong Ban đại diện với khoảng 200 tín đồ, hoạt động tại 3 điểm nhóm trên địa bàn TP. Hà Nội.

– Các tín ngưỡng dân gian: có 5.211 di tích đình, đền, nhà thờ họ, lăng, miếu…, trong đó di tích được xếp hạng cấp Quốc gia khoảng 1.200 di tích; cấp thành phố khoảng 900 di tích.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học

Nguồn : Thư viện pháp luật

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK