Khai thác thông tin mục 1 và hình 12.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành nông – lâm – thuỷ sản của khu vực Đông Nam Á.
Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài
* Sự phát triển và phân bố ngành nông – lâm – thuỷ sản của khu vực Đông Nam Á.
a. Nông nghiệp
Nông nghiệp ĐNÁ là nền nông nghiệp nhiệt đới, có lịch sử phát triển từ lâu đời
Với vị trí địa lý thuận lợi, đất đai màu mỡ, diện tích mặt nước lớn, nguồn lao động dồi dào,… tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển
Nông nghiệp đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với trình độ thâm canh và chuyên môn hoá ngày càng cao, đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất
Trồng lúa nước:
Vai trò: Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của Đông Nam Á.
Tình hình phát triển:
Sản lượng lương thực không ngừng tăng lên.
Thái Lan và Việt Nam trở thành những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Phân bố: Một số vùng trồng lúa nước chủ yếu: Đồng bằng sông Mê Công, Đồng bằng sông Mê Nam, Đồng bằng sông Hồng,…
Trồng cây công nghiệp:
Vai trò: Xuất khẩu thu ngoại tệ.
Sản lượng các cây công nghiệp không ngừng tăng lên.
Phân bố:
Cao su: Thái Lan, Indonexia, Malaixia, Việt Nam
Cà phê, hồ tiêu: Việt Nam, Indonexia, Malaixia,…
Cây lấy dầu, lấy sợi: Thái Lan, Việt Nam, Indonexia
Cây ăn quả: phân bố ở hầu khắp các nước.
Chăn nuôi gia súc, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
Chăn nuôi gia súc:
Chưa trở thành ngành chính
Số lượng gia súc khá lớn
Phân bố:
Trâu, bò: Mianma, Indonexia, Thái Lan,…
Lợn: Việt Nam, Philippin, Thái Lan,…
Chăn nuôi gia cầm:
Đông Nam Á là khu vực nuôi nhiều gia cầm: gà, vịt, ngan,…
b. Lâm nghiệp
- Lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
- Sản lượng gỗ tròn khai thác của khu vực có xu hướng tăng, năm 2020 đạt 299,1 triệu m3 (chiếm khoảng 7,7% tổng sản lượng gỗ tròn khai thác toàn thế giới).
- Hiện nay, ĐNÁ đang hướng tới giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên, tăng diện tích và sản lượng khai thác gỗ rừng trồng, xây dựng và bảo vệ các vườn quốc gia để hướng tới phát triển lâm nghiệp bền vững và bảo tồn sinh học.
c. Thuỷ sản
- Là ngành kinh tế truyền thống và đang được đẩy mạnh phát triển. Năm 2020, ĐNÁ đóng góp khoảng 25% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu.
- Sản phẩm chủ yếu: tôm, cá ngừ đại dương, cá da trơn,…
- Phân bố ở hầu hết các quốc gia: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam,…
- Hoạt động khai thác của các quốc gia đang hướng tới phát triển theo hướng CNH – HĐH.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK