Dựa vào thông tin mục II và hình 15.1, hãy:
Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á.
Phân tích những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
* Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Tây Nam Á
Các yếu tố tự hiên |
Đặc điểm |
Địa hình |
Gồm 3 miền: phía Đông Bắc là núi cao với 2 sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ & Iran, ở giữa là Đồng bằng Lưỡng Hà, phía Tây Nam là sơn nguyên Arap. |
Khí hậu |
Phần lớn là khí hậu nhiệt đới khô hạn do có nhiều núi cao bao bọc, chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch khô-nóng quanh năm thổi từ lục địa ra, ven Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải. |
Sông ngòi |
Khô hạn, kém phát triển, lớn nhất là sông Ti-grơ và Ơ-phrat |
Cảnh quan |
Thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm diện tích lớn trên bán đảo A-rap Các cây bụi gai, các loài bò sát và gặm nhấm nhỏ chiếm ưu thế |
Khoáng sản |
Dầu mỏ có trữ lượng rất lớn, phân bố chủ yếu ở ĐB Lưỡng Hà |
Biển |
Tiếp giáp với nhiều vùng biển, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế của khu vực |
* Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Tây Nam Á đến hoạt động kinh tế - xã hội.
- Do địa hình nhiều núi và cao nguyên. Lý do này khiến cho người dân khó khăn trong việc đi lại và giao thương, buôn bán.
- Khí hậu thì khô hạn và nóng. Lý do này khiến cho nhiều giống cây trồng không thể sinh sống tại nơi đây, làm cho các đất nước khu vực này không đa dạng về nông sản.
- Cùng từ khí hậu khô nóng thì nơi đây cùng ít sông ngòi phát triển.
- Cảnh quan thì chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc, thảo nguyên khô hạn.
- Do chiến tranh, xung đột về xã hội mà lý do chính là có tài nguyên dầu mỏ lớn. Số tài nguyên này giúp cho người dân phát triển kinh tế nhưng cũng khiến cho cuộc sống nhân dân nơi đây khốn cùng vì sự tranh chấp chúng.
- Chính trị không ổn định: Cũng bởi thường xuyên xảy ra xung đột đã minh chứng cho việc chính trị các nước trong khu vực bị mất cân bằng và không kiểm soát được nhân dân.
- Sinh vật đa dang, nhiều khu bảo tồn, vườn quốc gia có giá trị, đồng thười thu hút khách du lịch,…
- Nguồn tài nguyên du lịch biển đa dạng, đặc sắc, nguồn thuỷ sản dồi dào => tạo điều kiện cho ngành du lịch biển và đánh bắt hải sản phát triển.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK