Trang chủ Lớp 11 SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức Chủ đề 2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay Bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Lịch sử 11 Kết nối tri thức: Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên...

Bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Lịch sử 11 Kết nối tri thức: Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên...

Vận dụng kiến thức giải bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức. Trình bày nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông u từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX...Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đã để lại những bài

Câu hỏi:

Câu hỏi mục 1 a

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 23 SGK Lịch sử 11

Trình bày nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

Hướng dẫn giải :

Đọc nội dung mục 1a trang 22, 23 SGK

Lời giải chi tiết :

- Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân

- Từ năm 1945 – 1949, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của tư bản, thực hiện các quyền tự do, dân chủ

- Từ những năm 1949 – giữa những năm 70 của thế kỉ XX

+ Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

+ Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc, phát triển nông nghiệp..

=> Các nước Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 1 b

Trả lời câu hỏi mục 1b trang 24 SGK Lịch sử 11

Nêu những nét chính về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Lào, Việt Nam) và khu vực Mĩ La-tinh (Cuba)

Hướng dẫn giải :

Đọc nội dung mục 1b trang 23, 24 SGK

Lời giải chi tiết :

* Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á

- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ

- Năm 1949, Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập và đi lên chủ nghĩa xã hội

- Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Băc giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam (4-1975) và thực hiện thống nhất đất nước năm (1976), cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

- Tháng 12/1975, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng đất nước, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

=> Chủ nghĩa xã hội mở rộng từ châu Âu sang châu Á, sức mạnh được tăng cường.

* Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mĩ La-tinh

- Cách mạng Cuba thắng lợi năm 1959, nước Cộng hòa Cuba được thành lập

- Năm 1961, Cuba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa

- Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và đặc biệt là chính sách cấm vận của Mĩ nhưng Cuba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa

=> Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ châu Âu sang châu Á, lan tới khu vực Mĩ La-tinh.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 25 SGK Lịch sử 11

Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

Hướng dẫn giải :

Đọc nội dung mục 2 trang 24, 25 SGK

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

- Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.

- Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế; sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.

- Thứ ba, quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành. Sự xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô.

- Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 3 a

Trả lời câu hỏi mục 3a trang 27 SGK Lịch sử 11

Nêu những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

Hướng dẫn giải :

Đọc nội dung mục 3a trang 25 – 27 SGK

Lời giải chi tiết :

- Các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào,... từng bước tiến hành cải cách mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

+ Năm 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới

+ Năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển

+ Năm 1986, Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Ở khu vực Mỹ La-tinh, mặc dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Cu-ba vẫn quyết tâm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện cải cách kinh tế và đạt được những thành tựu quan trọng.

- Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở châu Á, khu vực Mĩ La-tinh là cơ sở để chứng minh con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 3 b

Trả lời câu hỏi mục 3b trang 28 SGK Lịch sử 11

Nêu thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách – mở cửa của Trung Quốc.

Hướng dẫn giải :

Đọc nội dung trang 27, 28 SGK

Lời giải chi tiết :

* Thành tựu

- Về kinh tế

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ 367.9 tỉ NDT (1978) lên hơn 114 nghìn tỉ NDT (2021)

+ Bình quân tăng trưởng hàng năm khoảng 9.5% (1980-2017), vượt xa mức trung bình của thế giới là 2.9%

+ Quy mô GDP vươn lên vị trí thứ hai thế giới (từ năm 2010).

- Về khoa học - công nghệ:

+ Phát triển ngành hàng không vũ trụ (phóng được tàu Thần Châu vào không gian)

+ Xây dựng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, hệ thống đường sắt cao tốc

+ Phát triển hạ tầng kỹ thuật số, các trung tâm dữ liệu hiện đại.

+ Đạt được những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ mới như: công nghệ thông tin - viễn thông thế hệ mới, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học,...

- Về văn hoá - giáo dục: thực hiện cải cách giáo dục toàn diện, nâng cao vị trí của nền giáo dục trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và hiện đại hoá đất nước.

- Bên cạnh đó, Trung Quốc đạt được những bước tiến cơ bản trong việc giải quyết những vấn để xã hội như: xoá đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội,...

* Ý nghĩa:

- Giúp Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng trong những năm không ổn định (1960 - 1978).

- Vai trò của Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế

- Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc.


Câu hỏi:

Luyện tập

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 28 SGK Lịch sử 11

Lập bảng tóm tắt những nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu, châu Á và khu vực Mỹ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi vận dụng 1 trang 28 SGK Lịch sử 11

Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đã để lại những bài học gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

Lời giải chi tiết :

Bài học đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

- Kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng giữ vững vai trò lãnh đạo, gắn bó mật thiết với nhân dân.

- Nâng cao cảnh giác, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

- Tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong tình hình mới.


Câu hỏi:

Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi vận dụng 2 trang 28 SGK Lịch sử 11

Nêu hành động cụ thể mà em có thể làm để đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

Hành động em có thể làm để đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.

- Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.

- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK