Trả lời câu hỏi vận dụng 1 trang 18 SGK Lịch sử 11
Có quan điểm cho rằng: Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản như trước đây. Nêu ý kiến của em về quan điểm này.
Em không đồng ý với quan điểm này vì những điều chỉnh, thay đổi vẫn chưa phá vỡ được khuôn khổ, nền tảng của chế độ tư bản chủ nghĩa, vẫn chỉ là những điều chỉnh, những sự chuyển biến trong khuôn khổ của chế độ tư bản.
1. Theo đuổi lợi nhuận đã, đang và sẽ là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà tư bản; sự giàu có của các nhà tư bản là từ nguồn lợi nhuận này. Do vậy, bóc lột vẫn là bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
2. Chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng không xóa bỏ được tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội, mà sự phân hóa còn tiếp tục gia tăng, vẫn là chế độ bất công.
3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn không ngăn chặn, tránh được các cuộc khủng hoảng kinh tế gắn liền với bản chất của chủ nghĩa tư bản, với mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
4. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, những mâu thuẫn gắn liền với bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn hiện diện, dù có những hình thức biểu hiện mới. Đó là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê, giữa tư bản với tư bản, giữa các cường quốc tư bản với các nước nghèo, kém phát triển, đang phát triển.
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK