Nghiên cứu Hình 28. 2, nêu mối quan hệ giữa: Tuần hoàn và bài tiết. Tiêu hóa và tuần hoàn...

Trong cơ thể thực vật và động vật Phân tích và giải câu hỏi trang 184 Bài 28. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật sách Sinh 11 - Kết nối tri thức

Câu hỏi 1: Nghiên cứu Hình 28.2, nêu mối quan hệ giữa:

- Tuần hoàn và bài tiết.

- Tiêu hóa và tuần hoàn.

image

Hướng dẫn giải :

- Trong cơ thể thực vật và động vật, các quá trình sinh lí liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.

- Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh.

Lời giải chi tiết :

Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.

Câu hỏi 2: Hệ thống mở là gì? Tại sao nói cơ thể thực vật và động vật là những hệ thống mở, tự điều chỉnh?

Hướng dẫn giải :

- Trong cơ thể thực vật và động vật, các quá trình sinh lí liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.

- Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh.

Lời giải chi tiết :

Hệ thống mở và tự điều chỉnh là khả năng tự điều chỉnh của hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.

Nói cơ thể thực vật và động vật là những hệ thống mở, tự điều chỉnh bởi vì: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. Mọi cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống giúp hệ thống cân bằng và phát triển.

Câu hỏi 3: Dựa vào mối liên quan giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể, giải thích nhận định cơ thể thực vật hoặc động vật là một thể thống nhất.

Hướng dẫn giải :

- Trong cơ thể thực vật và động vật, các quá trình sinh lí liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.

- Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh.

Lời giải chi tiết :

Cơ thể thực vật hoặc động vật là một thể thống nhất bởi vì các cơ quan, bộ phận, các quá trình sinh lí của cơ thể thực vật hoặc động vật đều liên quan chặt chẽ với nhau, quá trình này hỗ trợ cho sự hoạt động của quá trình khác. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các quá trình đã giúp duy trì các hoạt động sống cho cơ thể thực vật. Bât cứ quá trình sinh lí nào thay đổi đều ảnh hưởng đến quá trình sinh lí khác.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK