Trang chủ Lớp 11 SGK Vật Lí 11 - Kết nối tri thức Chương II. Sóng Bài 15. Thực hành: Đo tốc độ truyền âm trang 58, 59 Vật lý 11 Kết nối tri thức: Âm thanh truyền trong một môi trường có tốc độ xác định...

Bài 15. Thực hành: Đo tốc độ truyền âm trang 58, 59 Vật lý 11 Kết nối tri thức: Âm thanh truyền trong một môi trường có tốc độ xác định...

Giải và trình bày phương pháp giải bài 15. Thực hành: Đo tốc độ truyền âm trang 58, 59 Vật lý lớp 11 Kết nối tri thức. Âm thanh truyền trong một môi trường có tốc độ xác định, làm thế nào đo được tốc tốc độ truyền âm trong không khí bằng dụng cụ thí nghiệm?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 58 Khởi động

Âm thanh truyền trong một môi trường có tốc độ xác định, làm thế nào đo được tốc tốc độ truyền âm trong không khí bằng dụng cụ thí nghiệm?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung kiến thức đã học của những bài trước để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Để đo tốc độ truyền sóng âm trong không khí ta dùng một âm thoa có tần số đã biết để kích thích dao động của một cột không khí trong một bình thủy tinh. Thay đổi độ cao của cột không khí trong bình bằng cách đổ dần nước vào bình. Khi chiều cao của cột không khí ở một độ cao xác định thì âm phát ra nghe to nhất. Tiếp tục đổ thêm dần nước vào bình cho đến khi lại nghe được âm to nhất. Xác định chiều cao của cột không khí lúc sau và tính được tốc độ truyền âm trong không khí.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 58 Hoạt động

Nối máy phát tần số với loa, bật công tắc nguồn của máy phát tần số, điều chỉnh biên độ và tần số để nghe rõ âm (hoặc dùng búa cao su gõ vào một nhánh của âm thoa), đồng thời dịch chuyển dẫn pít-tông ra xa loa. Trả lời câu hỏi sau:

a) Khi pít-tông di chuyển, độ to của âm thanh nghe được thay đổi như thế nào?

b) Khoảng cách giữa hai vị trí liên tiếp của pít-tông mà âm thanh nghe được to nhất cho phép xác định đại lượng nào của sóng âm?

c) Cần đo đại lượng nào để tính được tốc độ truyền âm?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết :

a) Khi pít-tông di chuyển, độ to của âm thanh nghe được thay đổi lúc to lúc nhỏ.

b) Khoảng cách giữa hai vị trí liên tiếp của pít-tông mà âm thanh nghe được to nhất cho phép xác định bước sóng của sóng âm: λ = 2.|l1 – l2|

c) Cần đo bước sóng của sóng âm để tính được tốc độ truyền âm.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 59 Hoạt động

Xử lý kết quả thí nghiệm

a) Tính chiều dài cột không khí giữa hai vị trí của pít-tông khí âm to nhất d = l2 – l1 = ?

b) Tính tốc độ truyền âm v = λ.f = 2df =?

c) Tính sai số δv = δd + δf =?

Δv=?

d) Giải thích tại không xác định tốc độ truyền âm qua l1, l2 mà cần xác định qua l2 – l1

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung kiến thức đã học và kết quả thí nghiệm để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Kết quả thí nghiệm tham khảo và cách xử lý số liệu:

Với f1 = 440 Hz ± 10 Hz

Chiều dài cột không khí khi âm to nhất (mm)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Giá trị trung bình (l)

Sai số Δl

l1

186

189

188

188

1

l2

572

573

569

571

2

- Bước sóng trung bình \(\overline \lambda = 2\left( {\overline {{l_2}} - \overline {{l_1}} } \right)\)= 766 (mm)

- Δλ = 2(Δl2 + Δl1) = 2.(1 + 2) = 6 (mm)

- \(\overline v = \overline \lambda .\overline f \)= 0,766.440 = 337,04 (m/s)

- Δv = = 10,3 (m/s)

- v =\(\overline v \) ± Δv = 337,04 ± 10,3 (m/s)

- Không xác định tốc độ truyền âm qua l1, l2 mà cần xác định qua l2 – l1 vì sóng âm là sự lan truyền qua không khí, nếu xác định âm ở l1, l2 thì ta sẽ không xác định được trong khoảng từ đầu ống thủy tinh đến vị trí l1, l2 có những bụng sóng hay nút sóng nào.


Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK