Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Bài ca ngất ngưởng Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Văn 11 Kết nối tri thức tập 2: Theo quan sát của bạn, hiện nay vấn đề "cá tính" được giới trẻ nhìn nhận như thế nào?...

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Văn 11 Kết nối tri thức tập 2: Theo quan sát của bạn, hiện nay vấn đề "cá tính" được giới trẻ nhìn nhận như thế nào?...

Gợi ý giải soạn bài Bài ca ngất ngưởng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết. Theo quan sát của bạn, hiện nay vấn đề "cá tính” được giới trẻ nhìn nhận như thế nào?...

Câu hỏi:

Nội dung chính

Bài ca ngất ngưởng cho thấy lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế. Ông dám thể hiện cái tôi cá tính của mình một cách mạnh mẽ.

Câu hỏi:

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo quan sát của bạn, hiện nay vấn đề "cá tính” được giới trẻ nhìn nhận như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

Hiện nay, vấn đề “cá tính” được giới trẻ nhìn nhận khá cởi mở. Dễ thấy nhất là việc thể hiện cá tính của mình thông qua trang phục.

image

Thời trang Gen Z: Khi cá tính thể hiện trong từng bộ trang phục. Mỗi bộ đồ, phụ kiện được nam thanh niên lựa chọn đều nhằm thể hiện cá tính riêng của họ. quan niệm: “Không có quy chuẩn nào cho một phong cách thời trang đẹp. Chỉ có phù hợp với người mặc hay không. Thời trang có thể phai nhạt nhưng phong cách là bất tử. Lúc này, tôi hài lòng với phong cách mình theo đuổi. Bởi vì nó không chỉ khiến tôi có cơ hội thể hiện cá tính của mình và tôi được người khác chú ý. “Xu hướng thời trang sẽ đa dạng hóa và mang đậm cá tính riêng của giới trẻ. Nhưng cũng có ưu và khuyết điểm. Nếu xu hướng thời trang tốt, mang lại nhiều thiện cảm thì nên theo đuổi. Còn nếu xu hướng xấu thì không nên theo đuổi. Vì Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ “. Có thể thấy, nếu các bạn trẻ thuộc thế hệ millennials (Gen Y) thích bắt kịp thời đại. Thì Gen Z lại muốn thể hiện bản sắc cá nhân của mình. Nhìn chung, Gen Z, một thanh niên hiện đại, cởi mở hơn trong nhiều vấn đề. Luôn tích cực thể hiện bản thân bằng cách thoát ra khỏi định kiến giới. Đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang.


Câu hỏi:

Trong khi đọc 2

Nêu ý nghĩ của bạn khi nghe nhận xét về một người nào đó có "vị trí cao ngất ngưởng” và khi nghe đánh giá về một ai đó có "thái độ ngất ngưởng”. Từ "ngất ngưởng” trong hai trường hợp trên có giống nhau hay không?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

Theo em, từ “ngất ngưởng” trong hai trường hợp trên có nghĩa không giống nhau:

- Một người có “vị trí cao ngất ngưởng” là người có quyền, có thế, khiến nhiều người ngưỡng mộ.

- Một ai đó có “thái độ ngất ngưởng” là một người hiên ngang, ngang tàng, phóng khoáng, luôn muốn thể hiện cái tôi của bản thân

image

Vị trí cao ngất ngưởng: là một vị trí cao trong xã hội có quyền thế.

Thái độ ngất ngưởng: là một thái độ ngang tàng, vượt thế tục của con người.


Câu hỏi:

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đề bài :

Tự thuật của tác giả về hành trạng cuộc đời mình:

- “Ngất ngưởng” trên đường công danh

- “Ngất ngưởng” khi rời chốn quan trường

Hướng dẫn giải :

Chú ý vào đoạn mở đầu.

Lời giải chi tiết :

- Ngất ngưởng trên đường công danh để chỉ sự tài năng, học thức và thành tích rõ ràng, không ai có thể phủ nhận của tác giả trên chốn quan trường.

- Ngất ngưởng khi rời chốn quan trường là chỉ sự hiên ngang, phóng khoáng, sống cuộc sống tự do khi trở thành dân thường của tác giả.

image

"Ngất ngưởng” trên đường công danh: chỉ sự thao lược, tài năng, phong cách ngạo nghễ khi làm quan của tác giả.

"Ngất ngưởng” khi rời chốn quan trường: chỉ sự ngang tàng của ông khi làm dân thường.


Câu hỏi:

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 96, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Thái độ, cảm xúc của tác giả khi “tổng kết” về cuộc đời mình.

Hướng dẫn giải :

Đọc kỹ đoạn cuối của tác phẩm.

Lời giải chi tiết :

Thái độ, cảm xúc của tác giả khi “tổng kết” về cuộc đời của mình cũng là một thái độ ngất ngưởng. Ông trở thành dân thường, cuộc sống tự do, tự tại, phóng khoáng, không vướng bận công việc, lễ giáo trốn quan trường. Nhưng ẩn sau trong cái giọng điệu ngang tàng, đầy cá tính đó của ông, ta vẫn bắt gặp tinh thần của một người yêu nước, vẫn giữ vững đạo nghĩa trung quân, ái quốc cho dù ông không còn cống hiến trực tiếp sức lực của mình cho triều đình, nhưng ông vẫn mang trong mình tấm lòng nhân nghĩa của một bậc quan phụ mẫu mẫu mực.

image

Thái độ, cảm xúc của tác giả khi “tổng kết” về cuộc đời của mình cũng là một thái độ ngất ngưởng. Ông trở thành dân thường, cuộc sống tự do, tự tại, phóng khoáng, không vướng bận công việc, lễ giáo trốn quan trường.

Nhưng ẩn sau trong cái giọng điệu ngang tàng, đầy cá tính đó của ông, ta vẫn bắt gặp tinh thần của một người yêu nước, vẫn giữ vững đạo nghĩa trung quân, ái quốc

image

Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tự đánh giá về bản thân

+ Giọng điệu tự thuật khảng khái, đầy cá tính

+ Ông ý thức được rõ ràng tài năng, phong cách sống của bản thân

+ Ông tự hào vì có cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội

+ Ông tự hào vì dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo


Câu hỏi:

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Liệt kê những từ ngữ mang tính chất tự xưng của tác giả trong bài hát nói. Những từ ngữ ấy thể hiện phong cách, tư tưởng của nhân vật trữ tình khi tự nhìn nhận về mình như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

Cách 1

- Những từ ngữ mang tính chất tự xưng của tác giả: ông ngất ngưởng, ông Hy Văn tài bộ, tay ngất ngưởng…

→ Những từ ngữ xưng hô ấy thể hiện một phong cách tự do, phóng khoáng, yêu đời và tự do thể hiện cá tính của mình của tác giả. Không còn gò bó, bận rộn với cuộc sống quan trường, ông hoàn toàn được tự do, làm điều mình thích, sống cuộc sống hưởng thụ, nhàn hạ và thể hiện cái tôi của mình một cách tự do, yêu đời.

image

- Những từ ngữ mang tính chất tự xưng của tác giả: ông ngất ngưởng, ông Hy Văn tài bộ, tay ngất ngưởng…

→ Những từ ngữ xưng hô ấy thể hiện một phong cách tự do, phóng khoáng, yêu đời và tự do thể hiện cá tính của mình của tác giả.

image

Trong bài thơ tác giả đã sử dụng các từ, cụm từ mang tính chất tự xưng, đó là: Ông Hi Văn tài bộ, tay ngất ngưởng, ông ngất ngưởng, phường Hàn Phú. Những cách tự xưng này đã góp phần thể hiện cái ngất ngưởng, thái độ tự tôn, sự ngông ngạo của Nguyễn Công Trứ, làm nổi bật hình ảnh cái tôi cá nhân cao ngạo của tác giả.


Câu hỏi:

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Căn cứ vào mạch ý của bài thơ, có thể chia bố cục tác phẩm thành mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.

Hướng dẫn giải :

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào mạch ý của bài thơ, ta có thể chia bài thơ thành 3 phần chính:

- Phần 1: 6 câu đầu

→ thái độ ngất ngưởng của tác giả giữa chốn quan trường

- Phần 2: 10 câu tiếp

→ thái độ sống ngất ngưởng của tác giả khi đã rời chốn quan trường

- Phần 3: còn lại

→ cuộc sống ngất ngưởng, tự do tự tại của tác giả.

image

Phần 1 (6 câu thơ đầu): quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan

- Phần 2 (10 câu thơ tiếp): quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu

- Phần 3 (còn lại): quãng đời khi cáo quan về hưu


Câu hỏi:

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tra từ điển và chỉ ra những nét nghĩa khác nhau của từ "ngất ngưởng”. Căn cứ vào mạch ý của văn bản để xác định ý nghĩa của từ này ở từng trường hợp xuất hiện.

Hướng dẫn giải :

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

- Thao lược đã nên tay ngất ngưởng: thể hiện một sự hiên ngang, phong thái đĩnh đạc của tác giả nơi chốn quan trường. Ở đó, ông cũng tỏa sáng, làm chủ được tình thế bằng tài năng và sự nhạy bén của chính mình.

- Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng: thể hiện một sự tự do, phóng khoáng, cuộc sống tự tại không còn vướng vào thị phi, đấu đá chốn quan trường bởi ông đã rời xa triều đình, trở lại với cuộc sống bình thường, tự do tận hưởng cuộc sống của mình.

- Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng: sự thể hiện cá tính của ông khiến mọi người đều ngước nhìn, bởi đó là sự thể hiện cá tính một cách phô trương, tự do đôi khi là quá đà nhưng vẫn giữ được đạo nghĩa quân thần của mình.

image

- Thao lược đã nên tay ngất ngưởng: thể hiện một sự hiên ngang, phong thái đĩnh đạc của tác giả nơi chốn quan trường.

- Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng: thể hiện một sự tự do, phóng khoáng, cuộc sống tự tại không còn vướng vào thị phi, đấu đá chốn quan trường

- Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng: sự thể hiện cá tính của ông khiến mọi người đều ngước nhìn

image

- Lần 1: Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Từ “ngất ngưởng” gắn với việc thi thố tài năng, gắn với cuộc đời làm quan đạt tới đỉnh cao danh vọng, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa cao ngất, tột đỉnh.

- Lần 2: Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Từ “ngất ngưởng” gắn với hành động cởi mũ áo từ quan, cưỡi bò rời kinh thành chẳng giống ai, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa ngạo thế khinh đời, không vướng bận chuyện thị phi.

- Lần 3: Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Tuổi đã cao nhưng vẫn có cuộc sống phong tình, đi chơi chùa vẫn đủng đỉnh dắt theo một đôi dì, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa tự mình tự tại, cốt thỏa đạt thú vui.

- Lần 4: “Đời ai ngất ngưởng như ông!” Giữ vẹn đạp nghĩa trung thần nhưng vẫn thỏa được chí hướng riêng, làm quan hay trí sĩ đều khẳng định được tính cách, bản lĩnh, khí phách của mình,... Từ “ngất ngưởng” này ứng với nhan đề bài hát nói, mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp các nét nghĩa ở trên.


Câu hỏi:

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Thái độ sống, phong cách sống “ngất ngưởng” đã được tác giả thể hiện ở những phương diện, khía cạnh cụ thể nào? Suy nghĩ của bạn về cách lựa chọn lối sống, cách ứng xử cũng như cá tính của tác giả.

Hướng dẫn giải :

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

- Thái độ sống, phong cách sống khi ở chốn quan trường: thể hiện một sự hiên ngang, phong thái đĩnh đạc của tác giả nơi chốn quan trường. Ở đó, ông cũng tỏa sáng, làm chủ được tình thế bằng tài năng và sự nhạy bén của chính mình.

- Thái độ sống, phong cách sống khi ở đã về hưu: thể hiện một sự tự do, phóng khoáng, cuộc sống tự tại không còn vướng vào thị phi, đấu đá chốn quan trường bởi ông đã rời xa triều đình, trở lại với cuộc sống bình thường, tự do tận hưởng cuộc sống của mình.

→ Qua 2 giai đoạn của cuộc đời, ta có thể thấy sự ngất ngưởng trong lối sống của tác giả luôn được thể hiện, ở từng hoàn cảnh nó sẽ mang những đặc điểm khác nhau. Khi còn làm quan, ông luôn phải chịu sự áp đặt, theo một khuôn phép nhất định. Nhưng khi về ở ẩn, ông có thể tự do tận hưởng.

image

- Thái độ sống, phong cách sống khi ở chốn quan trường: thể hiện một sự hiên ngang, phong thái đĩnh đạc của tác giả

- Thái độ sống, phong cách sống khi ở đã về hưu: thể hiện một sự tự do, phóng khoáng, cuộc sống tự tại không còn vướng vào thị phi, đấu đá chốn quan trường

→ Khi còn làm quan, ông luôn phải chịu sự áp đặt, theo một khuôn phép nhất định. Nhưng khi về ở ẩn, ông có thể tự do tận hưởng

image

- Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan: đây là quan niệm mà ông đã nói nhiều bài thơ, cho rằng con người sinh ra do "ý của trời đất”, nên phải có trách nhiệm, phải gánh vác việc đời.

- Quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu: tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian.

→ Quan niệm sống kì lạ khác thường mang đậm dấu ấn riêng của tác giả


Câu hỏi:

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nếu nhận xét về phong cách ngôn ngữ của tác giả thể hiện trong bài hát nói (chú ý các phương diện: cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh; các biện pháp tu từ; vần và nhịp điệu).

Hướng dẫn giải :

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

Ngôn ngữ hát nói được tác giả sử dụng trong văn bản không chỉ đa dạng mà nó còn làm nổi bật phong cách nghệ thuật, tài hoa của Nguyễn Công Trứ. Đó là giọng điệu của một người khí phách, luôn mong muốn có cuộc sống tự do, được thể hiện cá tính của mình.

Ông đã vượt qua những hủ tục phong kiến thông thường, dám sống đúng với bản chất của mình. Giọng điệu hào hứng, vui tươi thể hiện một cuộc sống phóng khoáng, thoải mái. Nhưng ẩn sâu trong đó là một thái độ khảng khái, cương quyết, dứt khoát, tràn trề sức sống nhưng vẫn mang đậm tư tưởng, tinh thần trung quân ái quốc của một vị quan mẫu mực.

image

Ngôn ngữ hát nói được tác giả sử dụng trong văn bản không chỉ đa dạng mà nó còn làm nổi bật phong cách nghệ thuật, tài hoa của Nguyễn Công Trứ. Đó là giọng điệu của một người khí phách, luôn mong muốn có cuộc sống tự do, được thể hiện cá tính của mình.

Ông đã vượt qua những hủ tục phong kiến thông thường, dám sống đúng với bản chất của mình. Giọng điệu hào hứng, vui tươi thể hiện một cuộc sống phóng khoáng, thoải mái. Nhưng ẩn sâu trong đó là một thái độ khảng khái, cương quyết, dứt khoát, tràn trề sức sống

image

Ngôn ngữ hát nói của Nguyễn Công Trứ cũng rất đa dạng về nhạc điệu, màu sắc, đường nét. Nhà thơ sử dụng tiếng Việt hết sức uyển chuyển để khai thác tối đa sức biểu hiện, biểu cảm của câu thơ quốc âm. Vì vậy, cảm nhận thơ Nguyễn Công Trứ không nên chỉ bằng ngữ nghĩa, mà còn phải chú ý nhiều phương diện khác như âm điệu, âm hưởng.

Nguyễn Công Trứ sáng tạo ra nhiều câu thơ có chức năng cú pháp như một loại câu mang tính định nghĩa về chính bản thân. Bài ca ngất ngưởng là một điển hình: Ông Hy Văn tài bộ… (là vị đã từng): khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông… Khi ca, khi tửu, khi cắc khi tùng. Không Phật, không Tiên, không vướng tục (vậy cho nên): Trong triều ai ngất ngưởng như ông, (thế mà lại phải)… đã vào lồng. Hoặc: “Chẳng phải rằng ngây, chẳng phải đần/ Bởi vì nhà khó hóa bần thân” (Vịnh cảnh nghèo).


Câu hỏi:

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Trình bày suy nghĩ của bạn về sự hội tụ những yếu tố đối lập trong phong cách hành xử của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở bài hát nói. Ngoài chủ đề chính, Bài ca ngất ngưởng còn có chủ đề nào khác?

Hướng dẫn giải :

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

Những yếu tố đối lập trong phong cách hành xử của tác giả đều được thể hiện một cách rất tài tình, thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng của ông. Một hình ảnh rất điển hình có thể kể đến đó là khi về hưu, mọi người thường mong muốn một cuộc sống bình yên, êm đềm với con cháu đề huề, hạnh phúc, nhưng không, ông không sống theo lối sống bình thường như vậy, ông cưỡi bò đeo đạc, vừa đi vừa ngâm thơ, du sơn, ngoạn thủy, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời bằng phong thái hiên ngang đội trời đạp đất của mình. Một mình ông hiên ngang giữa đất trời, bỏ xa những hủ tục phong kiến lạc hậu, ông sống đúng với cá tính, bản chất của mình.

Bản thân ông đã hoàn thành được những việc mà một kẻ sĩ phải làm được, ông đã cống hiến sức mình vì triều đình, hoàn thành nghĩa vua tôi và rời xa chốn quan trường. Ông chán ngán cuộc sống đấu đá trong cung, yêu sự tự do và tự ý thức được giá trị của bản thân mình. Ông biết những hành động của mình đang làm và không do dự khi làm chúng, mọi ranh giới của sự vướng bận dường như đều được xóa bỏ dưới con mắt của ông.

Ngoài chủ đề chính, “Bài ca ngất ngưởng” còn đề cập đến những chủ đề về chính trị, về triết lý sống an nhàn.

image

Những yếu tố đối lập trong phong cách hành xử của tác giả đều được thể hiện một cách rất tài tình, thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng của ông. Một hình ảnh rất điển hình có thể kể đến đó là khi về hưu, mọi người thường mong muốn một cuộc sống bình yên, êm đềm với con cháu đề huề, hạnh phúc, nhưng không, ông không sống theo lối sống bình thường như vậy

Bản thân ông đã hoàn thành được những việc mà một kẻ sĩ phải làm được, ông đã cống hiến sức mình vì triều đình, hoàn thành nghĩa vua tôi và rời xa chốn quan trường.

Ngoài chủ đề chính, “Bài ca ngất ngưởng” còn đề cập đến những chủ đề về chính trị, về triết lý sống an nhàn.

image

Những yếu tố đối lập trong phong cách hành xử của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở bài hát nói:

+ Con người dốc lòng dốc sức phụng sự quốc gia nhưng vẫn chăm chút cho đời sống cá nhân cá tính.

+ Quyết liệt, cương nghị, nhưng vẫn hào hoa phong nhã.

- Ngoài chủ đề chính, Bài ca ngất ngưởng còn có chủ đề là khẳng định vị thế, chức phận của con người trong mối quan hệ với xã hội và thời đại. Bài ca ngất ngưởng bao gồm những chủ đề khác: đời sống cá nhân và cái tôi cá tính, cách thức lựa chọn và hành động để tạo ra những giá trị sống có ý nghĩa đích thực,...


Câu hỏi:

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo bạn, hình ảnh con người nhà Nho nhập thế - hành đạo và hình ảnh con người phóng túng – tài tử trong bài thơ có tạo nên sự đối lập về nhân cách không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh con người Nho nhập thế - hành đạo và hình ảnh con người phóng túng – tài tử trong bài thơ không tạo nên sự đối lập về nhân cách mà ngược lại nó còn kết hợp hài hòa, khẳng định khí khái của một người nam tử.

Một nhà Nho nhập thế - hành đạo nghĩa là họ hòa mình vào thế sự đời, giúp đỡ và tận hưởng cuộc sống của một người bình thường nhưng mang trong mình những hiểu biết uyên thâm. Và hình ảnh con người phóng túng – tài tử chính là một phần của một nhà Nho nhập thế. Họ vào đời bằng cách riêng của mình, vẫn mang theo những kiến thức uyên bác, thâm sâu ấy, giúp đỡ mọi người xung quanh, tận hưởng cuộc sống của mình một cách tự do, phóng khoáng. Sự biểu lộ tính cách, suy nghĩ ra bên ngoài là một phần của cuộc sống và mọi người đều nên như vậy. Nguyễn Công Trứ là một nhà Nho chính gốc tài giỏi nhưng ông mang trong mình một thói sống phóng túng, yêu tự do, ghét sự trói buộc… nhưng ẩn sâu trong tâm hồn ông, những giá trị Nho học luôn hiện hữu, bao gồm cả tinh thần trung quân ái quốc, yêu nước thương dân.

image

Hình ảnh con người Nho nhập thế - hành đạo và hình ảnh con người phóng túng – tài tử trong bài thơ không tạo nên sự đối lập về nhân cách mà ngược lại nó còn kết hợp hài hòa, khẳng định khí khái của một người nam tử.

Một nhà Nho nhập thế - hành đạo nghĩa là họ hòa mình vào thế sự đời, giúp đỡ và tận hưởng cuộc sống của một người bình thường nhưng mang trong mình những hiểu biết uyên thâm. Và hình ảnh con người phóng túng – tài tử chính là một phần của một nhà Nho nhập thế.

Sự biểu lộ tính cách, suy nghĩ ra bên ngoài là một phần của cuộc sống và mọi người đều nên như vậy. Nguyễn Công Trứ là một nhà Nho chính gốc tài giỏi nhưng ông mang trong mình một thói sống phóng túng, yêu tự do, ghét sự trói buộc… nhưng ẩn sâu trong tâm hồn ông, những giá trị Nho học luôn hiện hữu, bao gồm cả tinh thần trung quân ái quốc, yêu nước thương dân.

image

Trong thực tế, có rất nhiều người vưa đạt được công trạng – danh vọng cao lại vừa thỏa nguyện được đời sống phong lưu – tài tử như Nguyễn Công Trứ. Bằng tài năng vượt trội, tinh thần dấn thân và thái độ sống, cách hành xử đầy tự tin, Nguyễn Công Trứ là hiện thân của một hình mẫu nhân cách nhà Nho đặc biệt: vừa nhập thế - hành đạo, vừa hưởng lạc – tài tử; ở một phương diện nào, ông cũng đạt đến độ khác biệt. Đạt công tích sự nghiệp nhưng không để danh lợi, phú quý, uy vũ khuất phục, phóng túng phong tình nhưng không buông tuồng phá phách, tự tin vào bản lĩnh và trí tuệ đến mức bình thản đối diện với mọi thăng trầm của cuộc đời,...


Câu hỏi:

Kết nối đọc - viết

Câu 1 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi,... mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng

Hướng dẫn giải :

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

Trong cuộc sống, sự được mất, khen chê, may rủi… luôn hiện hữu là hai mặt của vấn đề và nó xảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Qua cái nhìn của “Nguyễn Công Trứ” trong “Bài ca ngất ngưởng”, ta dường như hiểu ra được một lý lẽ về sự được mất trong cuộc sống. Ông đã từng là quan, một người cống hiến sức mình vì đất nước, nhưng nay thì không và bản thân ông cũng không thấy hối tiếc. Tại sao lại như vậy? Bởi với ông, cuộc sống quan trường không phải là cuộc sống mong ước của ông, thứ ông mong muốn là cuộc sống nhàn hạ, tự do tự tại giữa đời, bởi vậy mà sự được mất, khen chê… ông nhận được nó như là hư vô, những thứ nhỏ bé không đáng nhắc, bởi vậy mà cuộc sống của ông ngay cả ở chốn quan trường hay cuộc sống hiện tại đều rất hiên ngang, tự do tự tại. Cuộc sống phóng túng của ông phần nào nhắc nhở chúng ta về cuộc sống thực tại, đừng lúc nào cũng chăm chăm vào sự được mất, may rủi, khen chê… bởi tất cả chỉ là những lời nói, đừng để nó ảnh hưởng quá nhiều đến bản thân và hãy sống đúng với những gì mình muốn, những gì mình đang có với cá tính thật của mình một cách có chừng mực.

image

Qua bài “Bài ca ngất ngưởng”, ta có thể thấy rằng, lối sống ngất ngưởng của ông đều được xuất phát từ quan niệm Nho giáo đó là đề cao lòng trung quân, đây cũng chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhân cách ấy thật đặc biệt, khác lạ, ông không khuôn mình, trói buộc theo những tư tưởng Nho học, mà “ngất ngưởng” theo cách của riêng mình nhưng vẫn vẹn đạo với vua, với nước. Đây cũng chính là điểm nhấn tạo nên dấu ấn riêng biệt cho Nguyễn Công Trứ. Ông đã từng nắm giữ các vị trí quan trọng như Thủ khoa đứng đầu khoa thi Hương tức Giải nguyên, Tham tán đại thần chỉ huy quân sự ở vùng Tây Nam Bộ, Tổng đốc Đông đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh, Đại tướng tức là người cầm đầu đội quân bình Trấn Tây, phủ doãn đứng đầu ở kinh đô. Ngoài ra, ông còn có đóng góp khác như: khai hoang ở Kim Sơn và Tiền Hải, trị thủy ở đê sông Hồng; đấu tranh với tệ cường hào ở nông thôn… Tất cả công việc ấy đều được Nguyễn Công Trứ thực hiện với tinh thần trách nhiệm, có hiệu quả cao. Con đường công danh của ông thênh thang rộng mở cho đến khi ông được ‘Giải tố chi niên”. Ông tự tin khẳng định mình là người “Tài bộ” tức là kẻ có “tài năng lỗi lạc xuất chúng” trong vũ trụ. Theo quan niệm của nho giáo thì dù có tài giỏi đến đâu cũng cần phải khiêm tốn giữ mình nhưng Nguyễn Công Trứ đi ngược lại điều ấy tự tin, mạnh dạn đề cao vai trò của bản thân, thể hiện tài năng của mình phá vỡ bức tường thành của nho gia. Nhà nho chân chính là những người coi thường danh lợi, không màng vinh hoa phú quý. Lập thân cốt chỉ để giúp vua giúp nước. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy khi triều chính rối ren bao kẻ tranh giành chức tước, hơn thua nhau nhưng họ lựa cho mình con đường cáo quan về ở ẩn. Nguyễn Công Trứ cũng vậy khi nói về các chức vị của mình ông chỉ dùng những từ cộc lộc, ngắn gọn chứng tỏ ông không phải là người coi trọng công danh, mà tất cả chỉ là phận sự của đấng nam nhi đứng trong vũ trụ. Nguyễn Công Trứ đã từng có một câu nói nổi tiếng: “Làm tổng đốc tôi không lấy làm vinh, làm lính tôi cũng không coi là nhục”. Dù đã giữ nhiều chức quan lớn trong triều nhưng đối với ông cũng thật nhẹ tênh, không có gì quan trọng. Chính điều ấy khiến ông thể hiện mình với cái tôi “Ngất ngưởng” trong toàn bài.


Câu hỏi:

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Bài ca ngất ngưởng

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK