Câu 7 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Văn bản giúp bạn hiểu thêm gì về nỗi đau? Ta có thể ứng xử như thế nào với nỗi đau và những khiếm khuyết trên cơ thể của mình và của người khác?
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Cách 1
Văn bản giúp em hiểu ra rằng nỗi đau của những người bị khiếm khuyết trên cơ thể phải gánh chịu là rất lớn và họ phải chịu đựng, chấp nhận nó bằng nghị lực phi thường. Bởi vậy, chúng ta nên cảm thông, chia sẻ và cổ vũ họ trong mọi việc bởi họ là những người đã gánh chịu nhiều nỗi đau và họ rất dễ bị tổn thương. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ của chúng ta cũng phải thực sự khéo léo bởi đôi khi nó có thể bị hiểu nhầm thành sự thương hại. Và một điều tuyệt đối rằng chúng ta không nên kì thị họ.
Cách 2:
- Văn bản đã giúp em hiểu thêm về nỗi đau dân tộc. Đó là những hi sinh, mất mát của con người trong thời đại chiến tranh ấy đã để lại cho về sau những đau thương khó có thể phai mờ.
- Những ứng xử đối với người khuyết tật:
+ Bạn không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:
+ Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật thường biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, biểu hiện ra bên ngoài hành động hay trong suy nghĩ. Sự kỳ thị đối với người khuyết tật thể hiện qua quan điểm và nhận thức, tri thức và sự từng trãi của mỗi người; kỳ thị cảm thấy ghê sợ với hình hài không được hoàn thiện của ngươi khuyết tật, kỳ thị khi suy nghĩ rằng người khuyết tật vô dụng ăn bám và là gánh nặng cho xã hội; đó là những quan điểm lỗi thời và cần phải xóa bỏ. Có 3 quan điểm kỳ thị chính như sau:
- Quan điểm thứ nhất: Cho rằng người bị khuyết tật là do nhân quả, ở ác thì gặp ác, nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái chịu và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt của luật nhân quả.
- Quan điểm thứ hai: trong con mắt của những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật họ là những người không bình thường, chính vì vậy mà những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, cùng với sự nỗ lực thể hiện bản thân của chính người khuyết tật vươn lên khẳng định bàn thân “tàn nhưng không phế”, và xã hội đã có cái nhìn thông cảm hơn đối với người khuyết tật, sự kỳ thị cũng đã giảm.
Những giải pháp giảm sự kỳ thị của mọi người đối với người khuyết tật:
- Các bạn cần có cái nhìn nhân ái hơn đối với những người khuyết tật, hãy cứ xem họ như những người bình thường được hưởng những quyền lợi và tạo cơ hội cho họ làm việc. Bạn hãy xem người khuyết tật như là người nhà của mình!
- Hiểu được những quy định của pháp luật về việc không phân biệt kỳ thị đối xử với người khuyết tât, đặc biệt trong trường học là nơi giúp các em học sinh khuyết tật được hòa nhập với các em bình thường khác, như vậy khoảng cách giữa các em sẽ ngắn bớt lại, các em sẽ hiểu và thông cảm với các bạn khuyết tật hơn, tạo sự gần giũ sẽ chia trong cuộc sống.
- Cần có những đầu tư hơn nữa đối với những dịch vụ công cộng dành riêng cho người khuyết tật, tạo cho họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động của xã hội.
- Tạo một số ưu tiên nhất định cho người khuyết tật (về nhà ở, việc làm, sinh hoạt, đi lại, hổ trợ tài chính…) và trên hết là sự hiểu biết, tấm lòng bao dung của mọi người. Sự thay đổi quan điểm của mọi người đối với người khuyết tật và ảnh hưởng của nó đối với người khuyết tật. Sự thay đối quan điểm cũng như nhận thức của cộng đồng xã hội về người khuyết tật là một việc làm rất quan trọng. Các chuyên gia tâm lý cho rằng: Đánh giá về người khuyết tật, chúng ta cần phải thay đổi quan điểm, họ không phải là người bệnh với căn bệnh trầm kha; Bạn hãy đặt họ vào vị trí của một người bình thường (hay là chính bạn), những nhận xét, đánh giá tích cực sẽ giúp người khuyết tật có động lực mạnh mẽ vươn lên, thành công của họ đạt được nhiều khi vượt qua khả năng của một người bình thường. Bởi ở người khuyết tật có sự khát khao vượt lên số phận và khẳng định chính mình. Sự thay đổi này trước hết phải xuất phát từ chính bản thân người khuyết tật. bản thân họ luôn yêu đời vui vẻ, biết vượt lên chính số phận thì không gì là họ không thể làm được. Quan điểm của gia đình, những người xung quanh cần có sự thay đổi tích cực.
Người khuyết tật cần sự chia sẻ chứ không cầu lòng thương hại, đây chính là niềm mong mỏi của chính bản thân người khuyết tật. Họ bình đẳng như mọi công dân lành lặn khác. Người khuyết tật ở các địa phương đều được gia đình, xã hội quan tâm, chăm sóc, cố gắng bố trí việc làm phù hợp với sức khỏe để họ có thể bảo đảm cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK